Hiển thị các bài đăng có nhãn quy định về hóa đơn điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quy định về hóa đơn điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Tổng hợp những quy định về hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử được xây dựng trên nền tảng pháp lý của những quy định nào? Đây là câu hỏi phổ biến mà Doanh Nghiệp 4.0 nhận được từ quý độc giả. Bài viết hôm nay của đội ngũ phát triển nội dung của chúng tôi sẽ tóm tắt danh sách các quy định được ban hành về hóa đơn điện tử.

1. Các văn bản do Chính phủ ban hành về hóa đơn điện tử


  • Luật Giao dịch điện tử 2005. 
  • Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Quy định 03 hình thức phát hành hóa đơn: Hóa đơn tự in (hóa đơn giấy), hóa đơn đặt in (hóa đơn giấy), hóa đơn điện tử
  • Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử.
  • Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật
  • Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
  • Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ.

2. Các văn bản do Bộ Tài chính ban hành


  • Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

3. Lợi ích và nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử

So với việc sử dụng hóa đơn truyền thống, hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.

  • Hóa đơn điện tử giúp giảm chi phí in ấn, gửi, bảo quản lưu trữ thuận tiện, cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, kê khai thuế, nộp thuế vì thông tin trên hóa đơn được chuyển thẳng vào hệ thống kế toán và hệ thống thanh toán. 
  • Rút ngắn thời gian thanh toán do việc lập, gửi/nhận hóa đơn được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử; góp phần hiện đại hóa hệ thống thuế và quản trị doanh nghiệp.


  • Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hình thức hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải thông báo cho khách hàng của mình về loại hình hóa đơn điện tử, cách thức giao dịch hóa đơn điện tử đảm bảo tính an toàn cao nhất.
  • Người bán, người mua, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử và các đơn vị liên quan phải thống nhất hạ tầng kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hóa đơn điện tử đó.

Hiện nay, Thái Sơn là một trong những nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử uy tín, được tổng Cục Thuế thẩm định. Đây là phần mềm hỗ trợ cho việc giao dịch hóa đơn điện tử được thông suốt, an toàn và mang lại lợi ích lớn cho người dùng.

Kết luận

Như vậy, bài viết hôm nay của Doanh nghiệp 4.0 đã trình bày với quý độc giả những căn cứ pháp lý của hóa đơn điện tử. Nội dung của bài viết có thể tóm tắt như sau:

1. Các văn bản do Chính phủ ban hành về hóa đơn điện tử.
2. Các văn bản do Bộ Tài chính ban hành.
3. Lợi ích và nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử

Hy vọng rằng bài viết của Doanh nghiệp 4.0 đã cung cấp những thông tin thực sự hữu ích đến quý độc giả.

Những quy định về hóa đơn điện tử mà bạn cần biết

Một năm 2019 sắp đi qua và trong lĩnh vực hóa đơn điện tử đã có rất nhiều thay đổi đáng kể. Việc áp dụng hóa đơn điện tử đã đem lại nhiều kết quả tích cực trong hoạt động quản lý hóa đơn, chứng từ tại các doanh nghiệp. Bài viết hôm nay của Doanh Doanh Nghiệp 4.0 sẽ giúp bạn ôn lại những quy định quan trọng về hóa đơn điện tử mà các doanh nghiệp cần nắm thật vững.

1. Thông tư 32/2011/TT-BTC 

Thông tư 32/2011/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 01/5/2011 là một trong những Thông tư quy định về hóa đơn điện tử quan trọng mà doanh nghiệp cần phải nắm được khi sử dụng loại hình hóa đơn hiện đại này.

1.1. Mục đích của Thông tư

Thông tư 32/2011/TT-BTC ra đời nhằm hướng dẫn về việc khởi tạo, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

1.2. Đối tượng áp dụng của Thông tư

Đối tượng áp dụng theo Thông tư này bao gồm:
  • Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử là tổ chức cung cấp giải pháp hỗ trợ việc khởi tạo, truyền, nhận, lưu trữ, phục hồi thông điệp dữ liệu của hóa đơn điện tử giữa người bán hàng và người mua hàng.
  • Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử.
Chi tiết hơn, Thông tư này quy định các nội dung chính sau liên quan đến hóa đơn điện tử cụ thể như sau:
  • Nguyên tắc sử dụng, điều kiện của tổ chức khởi tạo hoá đơn điện tử.
  • Điều kiện của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.
  • Quy định nội dung của hoá đơn điện tử.
  • Quy định khởi tạo, phát hành hoá đơn điện tử.
  • Lập hóa đơn điện tử.
  • Cách xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập.
  • Quy định báo cáo sử dụng, ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử.
  • Cách lưu trữ, hủy và tiêu hủy hóa đơn điện tử.
  • Yêu cầu chuyển từ hoá đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
  • Quy định kiểm tra việc khởi tạo, lập, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn điện tử.
Ngoài các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này, các nội dung khác được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

1.3. Một số văn bản hữu ích cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, trong phần Phụ lục đi kèm của Thông tư này, Bộ Tài chính còn được ra một số mẫu văn bản quy định hữu ích với các doanh nghiệp:
  • Mẫu Quyết định về việc áp dụng hóa đơn điện tử.
  • Mẫu Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
  • Mẫu Báo cáo của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.

2. Nghị định 119/2918/NĐ-CP

Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về sử dụng hóa đơn điện tử được Chính Phủ ban hành ngày 12/09/2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.
Nghị định này ra đời với mục đích chính là quy định về sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng HĐĐT.

2.1. Đối tượng áp dụng 

  • Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
  • Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

2.2. Các nội dung chính quy định sử dụng hóa đơn điện tử

  • Quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Quy định các loại hóa đơn điện tử.
  • Quy định nội dung của hóa đơn điện tử.
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử.
  • Định dạng hóa đơn điện tử.
  • Phân định rõ hóa đơn điện tử hợp pháp, hóa đơn điện tử không hợp pháp.
  • Quy định chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy.
  • Bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy hóa đơn điện tử.
  • Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.
  • Tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.
  • Nguyên tắc, yêu cầu đối với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
  • Quy định mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử với người mua, với cơ quan thuế.
Tại Nghị định này, Chính Phủ cũng quy định rõ: Các tổ chức, doanh nghiệp cần hoàn thành thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày 01/11/2020; cụ thể hóa trách nhiệm thi hành với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng liên quan.

2.3. Một số lưu ý khác

Ngoài ra, trong phần Phụ lục đính kèm Nghị định này, Chính Phủ đã ban hành các mẫu tờ khai, thông báo, đề nghị cần thiết cho các doanh nghiệp khi triển khai áp dụng hóa đơn điện tử:
  • Mẫu số 01 hóa đơn điện tử: Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Mẫu số 02: Thông báo về việc chấp nhận/không chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Mẫu số 03: Tờ khai dữ liệu hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra.
  • Mẫu số 04 hủy hóa đơn điện tử.
  • Mẫu số 05: Thông báo về hóa đơn điện tử cần rà soát.
  • Mẫu số 06: Đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  • Mẫu số 07: Thông báo về việc hết thời gian sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế/qua ủy thác tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử; không thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

3. Thông tư 68/2019/TT-BTC là văn bản pháp lý mà bạn không thể bỏ qua

Thông tư 68/2019/TT-BTC là Thông tư bao gồm các quy định mới nhất về hóa đơn điện tử của Bộ Tài chính, được ban hành ngày 30/09/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.
Thông tư này ra đời với mục đích chính là hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

3.1. Đối tượng áp dụng của Thông tư 68/2019/TT-BTC

  • Các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bao gồm: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch vụ khác liên quan đến hóa đơn điện tử.
  • Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, đăng ký và sử dụng hóa đơn.

3.2. Nội dung của Thông tư 68/2019

Do mục đích ra đời của Thông tư này nhằm hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP nên nội dung chính của trong Thông tư cũ xoay quanh mục đích này. Cụ thể:
  • Quy định chi tiết về từng mục nội dung của hóa đơn điện tử.
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử.
  • Định dạng hóa đơn điện tử.
  • Quy định áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  • Quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
  • Quy định đối với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

3.3. Một số văn bản hết hiệu lực thi hành

Một điểm đặc biệt quan trọng được ban hành trong Thông tư 68/2019/TT-BTC này mà mọi tổ chức, doanh nghiệp có triển khai sử dụng hóa đơn điện tử đều phải lưu ý đó là: Sau ngày 31/10/2020 sẽ có một số văn bản của Bộ Tài chính hết hiệu lực thi hành.
Cụ thể, các văn bản sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/10/2020 gồm:
  • Thông tư số 32/2011/TT-BTC ban hành ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thông tư số 191/2010/TT-BTC ban hành ngày 01/12/2010 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải.
  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC ban hành ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC, Thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính).
  • Quyết định 1209/QĐ-BTC về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, Quyết định 526/QĐ-BTC về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
  • Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015.
  • Thông tư số 37/2017/TT-BTC ban hành ngày 27/04/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC).
Đồng thời, trong Thông tư 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính cũng quy định rõ thời hạn các tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này là từ ngày 01/11/2020.

3.4. Mẫu hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp tham khảo

Ngoài ra, trong Phụ lục đính kèm của Thông tư này, Bộ Tài chính cũng ban hành 5 mẫu hóa đơn điện tử hiển thị cho các tổ chức, doanh nghiệp tham khảo:
  • Mẫu hiển thị số 1: Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ).
  • Mẫu hiển thị số 2: Hóa đơn điện tử bán hàng (dùng cho tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp).
  • Mẫu hiển thị số 3: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.
  • Mẫu hiển thị số 4: Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù).
  • Mẫu hiển thị số 5: Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ).

Kết luận

Như vậy, bài viết hôm nay của Doanh Nghiệp 4.0 đã cùng bạn điểm qua 3 văn bản quan trọng nhất về hóa đơn điện tử. Chúng tôi xin được nhắc lại để các bạn có thể dễ dàng nắm bắt thông tin:
1. Thông tư 32/2011/TT-BTC 
2. Nghị định 119/2918/NĐ-CP
3. Thông tư 68/2019/TT-BTC là văn bản pháp lý mà bạn không thể bỏ qua
Hy vọng rằng bài viết của Doanh nghiệp 4.0 đã đem đến cho quý độc giả những thông tin giá trị.

Quy định pháp lý về hóa đơn điện tử mà bạn cần lưu ý

Trong vài tháng vừa qua, Doanh Nghiệp 4.0 đã nhận được nhiều sự quan tâm từ quý độc giả. Một độc giả đã gửi câu hỏi về Doanh Nghiệp 4.0 nhờ giải đáp về thời điểm chính thức áp dụng hóa đơn điện tử. Vì thế, bài viết hôm nay sẽ giải đáp cho câu hỏi đó của quý độc giả.

1. Nghị định về hóa đơn điện tử

Chính Phủ chính thức ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP đưa ra các quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào ngày 12/09/2018. Đây chính là văn bản pháp lý mà quý doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ để nắm bắt được chính xác các quy định của pháp luật khi áp dụng hóa đơn điện tử vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

2. Nội dung trên hóa đơn điện tử

2.1. Những nội dung cơ bản trên hóa đơn điện tử cần có

Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính Phủ có hiệu lực từ ngày 1/11/2018, hóa đơn điện tử phải bao gồm đầy đủ các nội dung sau:
  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn.
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế).
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Tổng số tiền thanh toán.
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán.
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có).
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử.
  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).

2.2. Một vài lưu ý mà bạn không thể bỏ qua

Nội dung trên hóa đơn điện tử phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
Với những trường hợp không có quy định cụ thể giữa người mua và người bán về ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn điện tử để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì ngôn ngữ được sử dụng trên hóa đơn điện tử (hóa đơn xuất khẩu) là tiếng Anh.
Trường hợp sử dụng dấu phân cách là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị để ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải ghi rõ tại Thông báo phát hành hóa đơn điện tử nội dung này.
Ngoài ra, một số trường hợp hóa đơn điện tử không bắt buộc phải có đầy đủ các nội dung yêu cầu trên mà sẽ thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

3. Quy định mới về loại hóa đơn điện tử

Cũng theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn điện tử sẽ bao gồm 3 loại cơ bản sau:
  • Hóa đơn giá trị gia tăng. Đây là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
  • Hóa đơn bán hàng. Đây là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
  • Các loại hóa đơn khác. Cụ thể bao gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung tuân theo định dạng chuẩn dữ liệu do Bộ Tài chính quy định.

4. Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định

Tại Điều 2 của Nghị Định 119/2018/NĐ-CP đã quy định đối tượng tượng sử dụng hóa đơn điện tử bao:
  • Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Cụ thể:
  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã.
  • Tổ chức khác.
  • Hộ, cá nhân kinh doanh.
  • Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
  • Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.
Như vậy, để khởi tạo hóa đơn điện tử hợp lệ và hợp pháp, các đơn vị cần đảm bảo chắc chắn rằng mình đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo luật về đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử.

5. Hóa đơn điện tử khi nào bắt buộc sử dụng

Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018 thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải triển khai và thực hiện xong hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.
Tại Điều 36 của Nghị định này đã quy định chi tiết về việc sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
  • Với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
  • Với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2020 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020: Trường hợp cơ quan thuế có thông báo thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh tiến hành thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế; trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2020 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định pháp luật.
  • Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) đã sử dụng Phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng và chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử (hoặc Phiếu thu tiền điện tử) theo lộ trình của Bộ Tài chính.

6. Một số lưu ý

6.1. Bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử phải được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Tuy nhiên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ của mình.

6.2. Việc lưu trữ hóa đơn điện tử phải đảm bảo các yêu cầu sau

  • Tính an toàn bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ.
  • Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
  • Có thể in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
  • Hóa đơn điện tử khi đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán, nếu không có quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy.
  • Việc tiêu hủy hóa đơn điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các thông điệp dữ liệu hóa đơn chưa được tiêu hủy và hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

7. Bạn có thể tìm kiếm những tư vấn đáng tin cậy nhất về hóa đơn điện tử ở đâu?

Để nhận được những tư vấn kịp thời và chính xác nhất từ đội ngũ chuyên gia, bạn có thể liên hệ tới Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn. Sản phẩm phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice hiện đã hiện diện phổ biến trong cộng đồng các doanh nghiệp trong nước cũng như khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Kết luận

Như vậy, Doanh nghiệp 4.0 đã điểm qua 7 ý chính trong Nghị Định 119 về hóa đơn điện tử. Hy vọng rằng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích đến quý độc giả.