Hóa đơn điện tử khi nào thi chính thức áp dụng bắt buộc

Gần đây, Doanh Nghiệp 4.0 nhận được rất nhiều câu hỏi mới từ quý độc giả. Một trong số đó hỏi về "khi nào áp dụng hóa đơn điện tử". Bài viết hôm nay của Doanh Nghiệp 4.0 sẽ đem đến cho bạn những lý giải về vấn đề này.
hóa đơn điện tử khi nào áp dụng
Ảnh mi họa
1. Khái niệm cơ bản về hóa đơn điện tử

1.1. Định nghĩa theo pháp luật

Hóa đơn điện tử được định nghĩa theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ký ngày 12/09/2018 của Chính Phủ:
Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.”

1.2. Các loại hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử được phân chia thành 3 loại chính là:
Loại 1: Hóa đơn giá trị gia tăng
Loại 2: Hóa đơn bán hàng
Loại 3: Hóa đơn khác: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác

1.3. Nội dung của hóa đơn điện tử

Nội dung của hóa đơn điện tử phải đảm bảo hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan. Các số hóa đơn dựa trên nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.

2. Phần mềm khởi tạo hóa đơn điện tử

Để sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần phải sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử do đơn vị đó tự phát triển hoặc sử dụng dịch vụ của một bên thứ 3 cung cấp.

3. Lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử

Theo Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đề cập đến thời hạn khi nào phải áp dụng hóa đơn điện tử:
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01/11/2020.
Như vậy, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định chậm nhất là ngày 01/11/2020 phải hoàn thành việc tổ chức thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Kể từ ngày Nghị định 119 có hiệu lực thi hành, cơ quan thuế và người nộp thuế có thời gian 24 tháng (Kể từ 01/11/2018 đến 01/11/2020) để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất (Máy móc, thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin…).
Cũng trong thời gian “bước đệm” này, các Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và số 04/2014/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực thi hành. Sau ngày 01/11/2020 các Nghị định này sẽ không còn hiệu lực áp dụng.
Hy vọng rằng bài viết của Doanh Nghiệp 4.0 hôm nay đã lý giải những khúc mắc của quý độc giả. Để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử, các bạn vui lòng comment bên dưới nhé.

0 Comments:

Đăng nhận xét