Hiển thị các bài đăng có nhãn phần mềm hóa đơn điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phần mềm hóa đơn điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice là gì?

1. Phần mềm Einvoice là gì?

Phần mềm hóa đơn điện tử E-Invoice được Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn phát triển tuân thủ Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Phần mềm hóa đơn điện tử E-Invoice tích hợp đầy đủ các tính năng cho quy trình tạo lập, gửi hóa đơn cho khách hàng bằng phương tiện điện tử, giúp giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp. Phần mềm E-Invoice hỗ trợ đầy đủ các mẫu hóa đơn: 01GTKT, 02GTTT, 07KPTQ, … theo quy chuẩn của Tổng cục Thuế. Phần mềm còn cho phép doanh nghiệp tự thiết kế mẫu hoá đơn, chủ động đưa hình ảnh thương hiệu của đơn vị mình lên hóa đơn. Với phần mềm E-Invoice, doanh nghiệp được hỗ trợ phát hành hóa đơn điện tử một cách nhanh chóng ngay trên phần mềm và theo đúng quy định.

Sử dụng phần mềm E-Invoice mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp như: giảm chi phí in ấn, lưu trữ và vận chuyển hóa đơn, bảo mật an toàn dữ liệu. Doanh nghiệp thực hiện tạo lập hóa đơn điện tử cho khách hàng một cách đơn giản, chính xác nhờ cơ sở dữ liệu thông tin doanh nghiệp đã được tích hợp sẵn trên phần mềm. Việc ký số lên từng hóa đơn điện tử hoặc ký điện tử cùng lúc cho nhiều hóa đơn đã lập cũng trở lên dễ dàng hơn. Sau khi lập hóa đơn, phần mềm cho phép tự động gửi hóa đơn cho khách hàng thông qua các phương tiện điện tử như: email, SMS…..

Doanh nghiệp khi áp dụng hóa đơn điện tử từ phần mềm E-Invoice của Thái Sơn còn được hỗ trợ nhiều mẫu báo cáo thống kê, mẫu báo cáo phục vụ kê khai thuế và các tiện ích khác khi lập hóa đơn.
E-Invoice linh hoạt tích hợp truyền nhận dữ liệu từ hệ thống SAP, ERP, CRM, phần mềm bán hàng, phần mềm kế toán,… các tính năng cho phép doanh nghiệp thống kê, báo cáo, xuất dữ liệu ra các chương trình khai thuế như HTKK, TVAN..

2. Những tính năng của Einvoice

2.1. Tính năng cơ bản

Tạo lập – Phát hành – Điều chỉnh – Thay thế – Xóa bỏ hóa đơn
Gửi hóa đơn cho khách hàng qua phương tiện điện tử: Email, SMS…
Lập & xuất các báo cáo với những trường thông tin có liên quan
Thiết kế mẫu hóa đơn theo yêu cầu hoặc lựa chọn từ thư viện mẫu có sẵn
Quản lý tài khoản truy cập và phân quyền cho từng nhân viên
Tự động cập nhật phiên bản mới khi có thay đổi về nghiệp vụ

2.2. Tính năng nâng cao

Đa dạng hình thức tích hợp hóa đơn điện tử với những phần mềm quản lý có sẵn
Truyền nhận dữ liệu hóa đơn giữa nhiều điểm xuất hóa đơn, giữa nhiều cấp quản lý
Xử lý chính xác lượng hóa đơn điện tử lớn, liên tục 24/7
Tính năng phân quyền và quản lý nhiều cấp phù hợp mô hình tổ chức
Cổng ký tiện dụng: Một chữ ký số dùng cho nhiều điểm xuất hóa đơn
Phê duyệt hóa đơn, gửi xác thực cùng lúc nhiều hóa đơn
Như vậy, có thể thấy quản lý hóa đơn với phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Kết luận

Quý độc giả có nhu cầu được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Những quy định về hóa đơn điện tử mà bạn cần biết

Một năm 2019 sắp đi qua và trong lĩnh vực hóa đơn điện tử đã có rất nhiều thay đổi đáng kể. Việc áp dụng hóa đơn điện tử đã đem lại nhiều kết quả tích cực trong hoạt động quản lý hóa đơn, chứng từ tại các doanh nghiệp. Bài viết hôm nay của Doanh Doanh Nghiệp 4.0 sẽ giúp bạn ôn lại những quy định quan trọng về hóa đơn điện tử mà các doanh nghiệp cần nắm thật vững.

1. Thông tư 32/2011/TT-BTC 

Thông tư 32/2011/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 01/5/2011 là một trong những Thông tư quy định về hóa đơn điện tử quan trọng mà doanh nghiệp cần phải nắm được khi sử dụng loại hình hóa đơn hiện đại này.

1.1. Mục đích của Thông tư

Thông tư 32/2011/TT-BTC ra đời nhằm hướng dẫn về việc khởi tạo, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

1.2. Đối tượng áp dụng của Thông tư

Đối tượng áp dụng theo Thông tư này bao gồm:
  • Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử là tổ chức cung cấp giải pháp hỗ trợ việc khởi tạo, truyền, nhận, lưu trữ, phục hồi thông điệp dữ liệu của hóa đơn điện tử giữa người bán hàng và người mua hàng.
  • Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử.
Chi tiết hơn, Thông tư này quy định các nội dung chính sau liên quan đến hóa đơn điện tử cụ thể như sau:
  • Nguyên tắc sử dụng, điều kiện của tổ chức khởi tạo hoá đơn điện tử.
  • Điều kiện của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.
  • Quy định nội dung của hoá đơn điện tử.
  • Quy định khởi tạo, phát hành hoá đơn điện tử.
  • Lập hóa đơn điện tử.
  • Cách xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập.
  • Quy định báo cáo sử dụng, ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử.
  • Cách lưu trữ, hủy và tiêu hủy hóa đơn điện tử.
  • Yêu cầu chuyển từ hoá đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
  • Quy định kiểm tra việc khởi tạo, lập, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn điện tử.
Ngoài các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này, các nội dung khác được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

1.3. Một số văn bản hữu ích cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, trong phần Phụ lục đi kèm của Thông tư này, Bộ Tài chính còn được ra một số mẫu văn bản quy định hữu ích với các doanh nghiệp:
  • Mẫu Quyết định về việc áp dụng hóa đơn điện tử.
  • Mẫu Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
  • Mẫu Báo cáo của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.

2. Nghị định 119/2918/NĐ-CP

Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về sử dụng hóa đơn điện tử được Chính Phủ ban hành ngày 12/09/2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.
Nghị định này ra đời với mục đích chính là quy định về sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng HĐĐT.

2.1. Đối tượng áp dụng 

  • Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
  • Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

2.2. Các nội dung chính quy định sử dụng hóa đơn điện tử

  • Quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Quy định các loại hóa đơn điện tử.
  • Quy định nội dung của hóa đơn điện tử.
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử.
  • Định dạng hóa đơn điện tử.
  • Phân định rõ hóa đơn điện tử hợp pháp, hóa đơn điện tử không hợp pháp.
  • Quy định chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy.
  • Bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy hóa đơn điện tử.
  • Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.
  • Tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.
  • Nguyên tắc, yêu cầu đối với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
  • Quy định mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử với người mua, với cơ quan thuế.
Tại Nghị định này, Chính Phủ cũng quy định rõ: Các tổ chức, doanh nghiệp cần hoàn thành thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày 01/11/2020; cụ thể hóa trách nhiệm thi hành với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng liên quan.

2.3. Một số lưu ý khác

Ngoài ra, trong phần Phụ lục đính kèm Nghị định này, Chính Phủ đã ban hành các mẫu tờ khai, thông báo, đề nghị cần thiết cho các doanh nghiệp khi triển khai áp dụng hóa đơn điện tử:
  • Mẫu số 01 hóa đơn điện tử: Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Mẫu số 02: Thông báo về việc chấp nhận/không chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Mẫu số 03: Tờ khai dữ liệu hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra.
  • Mẫu số 04 hủy hóa đơn điện tử.
  • Mẫu số 05: Thông báo về hóa đơn điện tử cần rà soát.
  • Mẫu số 06: Đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  • Mẫu số 07: Thông báo về việc hết thời gian sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế/qua ủy thác tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử; không thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

3. Thông tư 68/2019/TT-BTC là văn bản pháp lý mà bạn không thể bỏ qua

Thông tư 68/2019/TT-BTC là Thông tư bao gồm các quy định mới nhất về hóa đơn điện tử của Bộ Tài chính, được ban hành ngày 30/09/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.
Thông tư này ra đời với mục đích chính là hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

3.1. Đối tượng áp dụng của Thông tư 68/2019/TT-BTC

  • Các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bao gồm: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch vụ khác liên quan đến hóa đơn điện tử.
  • Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, đăng ký và sử dụng hóa đơn.

3.2. Nội dung của Thông tư 68/2019

Do mục đích ra đời của Thông tư này nhằm hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP nên nội dung chính của trong Thông tư cũ xoay quanh mục đích này. Cụ thể:
  • Quy định chi tiết về từng mục nội dung của hóa đơn điện tử.
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử.
  • Định dạng hóa đơn điện tử.
  • Quy định áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  • Quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
  • Quy định đối với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

3.3. Một số văn bản hết hiệu lực thi hành

Một điểm đặc biệt quan trọng được ban hành trong Thông tư 68/2019/TT-BTC này mà mọi tổ chức, doanh nghiệp có triển khai sử dụng hóa đơn điện tử đều phải lưu ý đó là: Sau ngày 31/10/2020 sẽ có một số văn bản của Bộ Tài chính hết hiệu lực thi hành.
Cụ thể, các văn bản sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/10/2020 gồm:
  • Thông tư số 32/2011/TT-BTC ban hành ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thông tư số 191/2010/TT-BTC ban hành ngày 01/12/2010 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải.
  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC ban hành ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC, Thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính).
  • Quyết định 1209/QĐ-BTC về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, Quyết định 526/QĐ-BTC về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
  • Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015.
  • Thông tư số 37/2017/TT-BTC ban hành ngày 27/04/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC).
Đồng thời, trong Thông tư 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính cũng quy định rõ thời hạn các tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này là từ ngày 01/11/2020.

3.4. Mẫu hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp tham khảo

Ngoài ra, trong Phụ lục đính kèm của Thông tư này, Bộ Tài chính cũng ban hành 5 mẫu hóa đơn điện tử hiển thị cho các tổ chức, doanh nghiệp tham khảo:
  • Mẫu hiển thị số 1: Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ).
  • Mẫu hiển thị số 2: Hóa đơn điện tử bán hàng (dùng cho tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp).
  • Mẫu hiển thị số 3: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.
  • Mẫu hiển thị số 4: Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù).
  • Mẫu hiển thị số 5: Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ).

Kết luận

Như vậy, bài viết hôm nay của Doanh Nghiệp 4.0 đã cùng bạn điểm qua 3 văn bản quan trọng nhất về hóa đơn điện tử. Chúng tôi xin được nhắc lại để các bạn có thể dễ dàng nắm bắt thông tin:
1. Thông tư 32/2011/TT-BTC 
2. Nghị định 119/2918/NĐ-CP
3. Thông tư 68/2019/TT-BTC là văn bản pháp lý mà bạn không thể bỏ qua
Hy vọng rằng bài viết của Doanh nghiệp 4.0 đã đem đến cho quý độc giả những thông tin giá trị.

Hóa đơn điện tử khi nào thi chính thức áp dụng bắt buộc

Gần đây, Doanh Nghiệp 4.0 nhận được rất nhiều câu hỏi mới từ quý độc giả. Một trong số đó hỏi về "khi nào áp dụng hóa đơn điện tử". Bài viết hôm nay của Doanh Nghiệp 4.0 sẽ đem đến cho bạn những lý giải về vấn đề này.
hóa đơn điện tử khi nào áp dụng
Ảnh mi họa
1. Khái niệm cơ bản về hóa đơn điện tử

1.1. Định nghĩa theo pháp luật

Hóa đơn điện tử được định nghĩa theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ký ngày 12/09/2018 của Chính Phủ:
Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.”

1.2. Các loại hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử được phân chia thành 3 loại chính là:
Loại 1: Hóa đơn giá trị gia tăng
Loại 2: Hóa đơn bán hàng
Loại 3: Hóa đơn khác: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác

1.3. Nội dung của hóa đơn điện tử

Nội dung của hóa đơn điện tử phải đảm bảo hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan. Các số hóa đơn dựa trên nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.

2. Phần mềm khởi tạo hóa đơn điện tử

Để sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần phải sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử do đơn vị đó tự phát triển hoặc sử dụng dịch vụ của một bên thứ 3 cung cấp.

3. Lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử

Theo Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đề cập đến thời hạn khi nào phải áp dụng hóa đơn điện tử:
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01/11/2020.
Như vậy, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định chậm nhất là ngày 01/11/2020 phải hoàn thành việc tổ chức thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Kể từ ngày Nghị định 119 có hiệu lực thi hành, cơ quan thuế và người nộp thuế có thời gian 24 tháng (Kể từ 01/11/2018 đến 01/11/2020) để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất (Máy móc, thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin…).
Cũng trong thời gian “bước đệm” này, các Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và số 04/2014/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực thi hành. Sau ngày 01/11/2020 các Nghị định này sẽ không còn hiệu lực áp dụng.
Hy vọng rằng bài viết của Doanh Nghiệp 4.0 hôm nay đã lý giải những khúc mắc của quý độc giả. Để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử, các bạn vui lòng comment bên dưới nhé.