Tổng hợp những quy định về hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử được xây dựng trên nền tảng pháp lý của những quy định nào? Đây là câu hỏi phổ biến mà Doanh Nghiệp 4.0 nhận được từ quý độc giả. Bài viết hôm nay của đội ngũ phát triển nội dung của chúng tôi sẽ tóm tắt danh sách các quy định được ban hành về hóa đơn điện tử.

1. Các văn bản do Chính phủ ban hành về hóa đơn điện tử


  • Luật Giao dịch điện tử 2005. 
  • Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Quy định 03 hình thức phát hành hóa đơn: Hóa đơn tự in (hóa đơn giấy), hóa đơn đặt in (hóa đơn giấy), hóa đơn điện tử
  • Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử.
  • Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật
  • Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
  • Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ.

2. Các văn bản do Bộ Tài chính ban hành


  • Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

3. Lợi ích và nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử

So với việc sử dụng hóa đơn truyền thống, hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.

  • Hóa đơn điện tử giúp giảm chi phí in ấn, gửi, bảo quản lưu trữ thuận tiện, cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, kê khai thuế, nộp thuế vì thông tin trên hóa đơn được chuyển thẳng vào hệ thống kế toán và hệ thống thanh toán. 
  • Rút ngắn thời gian thanh toán do việc lập, gửi/nhận hóa đơn được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử; góp phần hiện đại hóa hệ thống thuế và quản trị doanh nghiệp.


  • Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hình thức hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải thông báo cho khách hàng của mình về loại hình hóa đơn điện tử, cách thức giao dịch hóa đơn điện tử đảm bảo tính an toàn cao nhất.
  • Người bán, người mua, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử và các đơn vị liên quan phải thống nhất hạ tầng kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hóa đơn điện tử đó.

Hiện nay, Thái Sơn là một trong những nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử uy tín, được tổng Cục Thuế thẩm định. Đây là phần mềm hỗ trợ cho việc giao dịch hóa đơn điện tử được thông suốt, an toàn và mang lại lợi ích lớn cho người dùng.

Kết luận

Như vậy, bài viết hôm nay của Doanh nghiệp 4.0 đã trình bày với quý độc giả những căn cứ pháp lý của hóa đơn điện tử. Nội dung của bài viết có thể tóm tắt như sau:

1. Các văn bản do Chính phủ ban hành về hóa đơn điện tử.
2. Các văn bản do Bộ Tài chính ban hành.
3. Lợi ích và nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử

Hy vọng rằng bài viết của Doanh nghiệp 4.0 đã cung cấp những thông tin thực sự hữu ích đến quý độc giả.

0 Comments:

Đăng nhận xét