Thông thường, hóa đơn đỏ (hóa đơn GTGT, hóa đơn VAT) sẽ được lập thành 3 liên, tương ứng với 3 màu là liên trắng, liên đỏ, liên xanh. Do đó, khi xuất hóa đơn đỏ, kế toán doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:
– Thứ nhất, kế toán phải kẹp 3 liên hóa đơn viết cùng 1 lúc để đảm bảo nội dung các liên là đồng nhất. Tuyệt đối không tách các liên ra viết riêng lẻ.
>> Tham khảo: Áp dụng hóa đơn điện tử với hộ kinh doanh thế nào?
– Thứ hai, trên nội dung hóa đơn VAT, thông tin người mua phải được ghi đầy đủ, chính xác.
– Thứ ba, nội dung trên hóa đơn này phải đảm bảo không được tẩy xóa, sửa và phải được viết chỉ 01 màu mực.
– Thứ tư, nội dung hóa đơn đỏ khi viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết đè chữ lên nhau và phải gạch chéo phần còn trống.
– Thứ năm, số hóa đơn GTGT phải được lập liên tục theo số thứ tự nhỏ đến lớn.
– Thứ sáu, thời gian ngày, tháng, năm sẽ ghi vào thời điểm phát sinh giao dịch hoặc khi đã hoàn thành giao dịch cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho người mua.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
– Thứ bảy, hình thức thanh toán được chấp nhận sẽ là tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Khi kinh doanh mua bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp bắt buộc phải lập hóa đơn đỏ. Việc lập hóa đơn là trách nhiệm của người bán hàng hóa, dịch vụ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn GTGT là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
>> Tham khảo: Tổng hợp các công thức kế toán quản trị thường gặp.
Theo đó, hoá đơn đỏ là căn cứ để người mua, người bán hàng hóa, dịch vụ thực hiện:
– Căn cứ để người mua hàng hóa, dịch vụ xác định số tiền thuế cần nộp khi kê khai thuế GTGT.
– Căn cứ để người bán hàng hóa, dịch vụ xác định số tiền thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước.
– Căn cứ để cơ quan thuế quản lý thuế đối với người bán và người mua hàng hóa, dịch vụ.
– Căn cứ để hoàn thuế GTGT.
Các hóa đơn GTGT xuất khẩu chỉ được xuất cho một số doanh nghiệp nước ngoài đã được quy định bởi pháp luật.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Các hóa đơn GTGT xuất cho công ty nước ngoài cần phải lưu ý và tuân thủ một số điểm như sau:
– Đơn giá chưa bao gồm thuế GTGT;
– Hóa đơn bắt buộc phải có các tiêu thức gồm:
- Thuế suất GTGT;
- Tổng số tiền thanh toán ghi bằng số và chữ.
– Vì sẽ dùng làm căn cứ cho tờ khai hải quên nên trên hóa đơn GTGT phải ghi thuế suất như sau:
- Thuế suất GTGT: 0%;
- Tiền thuế GTGT: 0%.
– Bên bán chỉ được viết đồng tiền ngoại tệ trên hóa đơn khi thuộc diện được phép thu tiền bằng ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật.
>> Tham khảo: Thời hạn kê hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp.
Với một số trường hợp đặc biệt thì quy định sử dụng hóa đơn xuất khẩu cho công ty nước ngoài sẽ như sau:
Trường hợp xuất khẩu tại chỗ
Tại Điều 68 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm các hoạt động sau:
+ Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 32, Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao và nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Theo đó, các hoạt động xuất khẩu trong trường hợp này sẽ sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thay cho hóa đơn thương mại, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành về việc sử dụng hóa đơn.
Như vậy, khi căn cứ vào các quy định trên, doanh nghiệp chỉ xuất hóa đơn VAT cho công ty ở nước ngoài trong những trường hợp sau:
– Bán hàng hóa vào khu chế xuất, khu phi thuế quan;
– Hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ theo đúng quy định của Điểm b, Điều 68, Thông tư 38/2015/TT-BTC.
>> Tham khảo: Thông báo phát hành hóa đơn điện tử, Mẫu hóa đơn điện tử.
Trường hợp xuất khẩu dịch vụ phần mềm
Trong Công văn số 76605/CT-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội, trường hợp các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT, có phát sinh hoạt động xuất khẩu phần mềm cho công ty nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ không lập hóa đơn GTGT cho hoạt động này. Thay vào đó, doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn thương mại khi xuất khẩu.
Việc lập hóa đơn thương mại sẽ được tiến hành theo hướng dẫn tại Khoản 7, Điều 3 của Thông tư số 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét