Báo cáo thuế được xem là cầu nối để cơ quan quản lý thuế nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Mẫu hóa đơn điện tử được quy định thế nào?
Việc nắm rõ và chính xác các quy định của pháp luật về báo cáo thuế như là: Các loại tờ khai thuế doanh nghiệp cần nộp, thời hạn để nộp tờ khai thuế và thời gian để nộp tiền thuế của doanh nghiệp khi có phát sinh là vấn đề rất cần thiết.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, được thu dựa vào kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tạo ra thu nhập.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Tổ chức, công ty, doanh nghiệp khi đăng ký thuế sẽ được cấp mã số thuế doanh nghiệp dùng để nộp thuế TNDN.
Lưu ý: Nếu số tiền thuế TNDN tạm nộp hàng quý thấp hơn số tiền thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán năm từ 20% trở lên, thì doanh nghiệp sẽ bị phạt vì chậm nộp tiền thuế.
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thuế GTGT là loại thuế kê khai theo Tháng.
Trường hợp các doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì được lựa chọn kê khai thuế theo Quý.
– Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động, có hoạt động phát sinh doanh thu thì được chia thành 2 loại: Doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề dưới 50 tỷ và trên 50 tỷ.
>> Tham khảo: Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định hiện hành 2024.
Đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp:
– Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi doanh nghiệp đang hoạt động và có doanh thu dưới 1 tỷ đồng;
– Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi doanh nghiệp đang hoạt động và có doanh nghiệp dưới 1 tỷ đồng.
Thuế TNCN là các khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế.
+ Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
+ Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì doanh nghiệp cũng kê khai thuế TNCN theo quý. Nếu doanh nghiệp kê khai thuế TNCN theo tháng, thì sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:
+ Số thuế TNCN phải nộp trong tháng lớn hơn 50 triệu đồng thì kê khai theo tháng.
+ Số thuế TNCN phải nộp phát sinh trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng thì sẽ kê khai theo quý.
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế kê khai theo tháng.
Trường hợp các doanh nghiệp nộp thuế đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì được lựa chọn kê khai thuế theo quý.
>> Tham khảo: Lựa chọn phần mềm hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp, đâu là yếu tố cần cân nhắc?
Cụ thể như sau:
Doanh nghiệp nộp thuế thuộc diện nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng thì nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân tạm tính theo tháng, doanh nghiệp nộp thuế thuộc diện nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân tạm tính theo tháng hoặc quý.
Doanh nghiệp nộp thuế thuộc đối tượng không phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định thì doanh nghiệp nộp thuế nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng.
Trường hợp xác định khai thuế thu nhập cá nhân theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì gửi văn bản đề nghị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP đề nghị thay đổi kỳ tính thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 31/01 của năm bắt đầu khai thuế theo quý.
Việc kê khai thuế theo tháng hay theo quý được xác định một lần kể từ tháng hay quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.
Với hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
>> Tham khảo: Tiền lương tháng 13 có tính thuế TNCN không?
Thời hạn chậm nhất để nộp thuế môn bài được quy định tại khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.
- Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 07 năm kết thúc thời gian miễn.
+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
+ Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 07 năm ra hoạt động.
+ Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm ra hoạt động.
>> Tham khảo: Mẫu hóa đơn điện tử, Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
Như vậy, thời hạn chậm nhất để nộp thuế môn bài sẽ là ngày 30 tháng 01 hàng năm.
Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh khi kết thúc thời gian từ năm thứ tư kể từ khi thành lập doanh nghiệp thì thời hạn nộp thuế môn bài như sau:
- Chậm nhất là ngày 30 tháng 07 năm kết thúc thời gian miễn khi việc kết thúc diễn ra 06 tháng đầu năm;
- Trong trường hợp kết thúc thời gian miễn thuế môn bài trong 06 tháng cuối năm thì thời hạn nộp sẽ chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm tiếp theo.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn hoàn toàn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét