Lập văn bản giải trình với cơ quan thuế thế nào?

Hướng dẫn lập văn bản giải trình với cơ quan thuế

Trước khi giải trình, doanh nghiệp cần lưu ý và chuẩn bị trước các thông tin cần thiết như:

– Đầu tiên, hãy xác định và thu thập các tài liệu và báo cáo tài chính cần thiết để hỗ trợ việc giải trình.

>> Tham khảo: Hướng dẫn thực hiện quyết toán thuế nhà thầu.

– Đảm bảo rằng thông tin thu thập được chính xác và không có sai sót, điều này sẽ giúp tránh tình huống phải giải trình do sai lệch thông tin.

– Tìm hiểu kỹ về các quy định và hướng dẫn thuế liên quan đến vấn đề mà bạn cần giải trình, để đảm bảo rằng thông tin cung cấp là hợp lý và tuân thủ quy định pháp luật.

– Tìm hiểu về các bước cụ thể trong quy trình giải trình với cơ quan thuế để chuẩn bị tinh thần và kiến thức cần thiết.

– Xác định mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được khi giải trình, ví dụ: làm rõ một số thông tin tài chính cụ thể, giải thích nguồn gốc của các khoản chi phí, v.v.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

– Chuẩn bị sẵn kế hoạch trình bày thông tin một cách có logic và cơ bản để đạt được mục tiêu.

Công văn giải trình thuế có thể hiểu đơn giản là các văn bản hành chính được các doanh nghiệp, hoặc cơ quan, tổ chức soạn thảo để giải thích, làm rõ các vấn đề vướng mắc liên quan đến thuế khi làm việc với cơ quan quản lý thuế.

Nội dung công văn giải trình thuế phải được thể hiện rõ ràng, ngắn gọn, bám sát vào việc giải trình, không được dài dòng, lan man.

Nội dung công văn phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, không được khai gian. Trường hợp làm giả nội dung hoặc gian dối trong công văn giải trình, các cơ quan hoặc tổ chức doanh nghiệp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo: Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định hiện hành 2024.

Ngôn ngữ: Công văn phải sử dụng văn phong lịch sự, nghiêm túc, có tính thuyết phục, hợp lý.

Về hình thức: Công văn phải được trình bày rõ ràng, khoảng cách giữa các dòng, cỡ chữ vừa phải, đúng chính tả, in đậm, in nghiêng hợp lý.

Đối tượng gửi đơn giải trình: Cơ quan thuế nhận công văn là chi cục thuế quản lý của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại khu vực xảy ra sai sót về thuế. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý gửi đúng đến đối tượng nhận, tránh sai sót khiến việc giải trình chậm trễ.

– Thông tin của doanh nghiệp, tổ chức bao gồm: Tên, Mã số thuế, Địa chỉ, Phương thức liên hệ (Điện thoại, email, fax).

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

– Thông tin của người đại diện bao gồm: Chức vụ, CMND/CCCD, nơi cư trú.

– Nội dung bao gồm: Nguyên nhân tại sao phải giải trình thuế, lý do xảy ra sai sót, biện pháp khắc phục, kiến nghị, yêu cầu với cơ quan thuế, xác nhận của người đại diện đứng đầu.

Theo quy định tại Điều 23, Thông tư 166/2013/TT-BTC, hành vi vi phạm hành chính về thời hạn, thủ tục giải trình trình về thuế sẽ bị xử phạt như sau:

– Đối với trường hợp có hành vi khai sai, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, hoặc tăng số tiền thuế được hoàn bị xử phạt theo tỷ lệ % quy định tại Điều 107, Luật Quản lý thuế 2019, hành vi trốn thuế bị xử phạt theo số lần trốn thuế theo quy định tại Điều 108, Luật quản lý thuế 2019, hành vi không trích chuyển tiền trong tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan hành chính về thuế thì người vi phạm có quyển giải trình với người có thẩm quyền theo hình thức trực tiếp hoặc bằng văn bản.

– Trong trường hợp giải trình bằng văn bản, trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm sẽ phải gửi văn bản giải trình người người có thẩm quyền xử lý.

>> Tham khảo: Quy định về trường hợp cần điều chỉnh hóa đơn điện tử.

Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn thêm (không quá 05 ngày) theo đề nghị của tổ chức/cá nhân vi phạm. Việc gia hạn thêm thời gian cần phải được thể hiện bằng văn bản.

– Trong trường hợp phải giải trình trực tiếp: Trong thời gian 02 ngày làm việc (kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế), các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính về thuế sẽ phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền.

Giải trình với cơ quan thuế là quá trình giải thích, trình bày và làm rõ các thông tin liên quan đến tài chính và thuế của cá nhân hoặc doanh nghiệp đối với cơ quan thuế địa phương hoặc quốc gia.

Đây là một phần quan trọng của quy trình kế toán và thủ tục thuế, giúp đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ đúng mực theo quy định pháp luật.

>> Tham khảo: Thuế TNCN lương ngoài giờ được tính như thế nào?

Việc giải trình đúng cách không chỉ giúp tránh các sai sót và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến thuế, mà còn thể hiện sự chuyên môn và tôn trọng đối với cơ quan thuế. Đây cũng là cơ hội để thể hiện sự chấp hành pháp luật và sự minh bạch trong hoạt động tài chính.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét