Tổng hợp các loại hợp đồng phổ biến hiện nay

Các loại hợp đồng

Dựa trên công nghệ, có thể phân chia hợp đồng điện tử thành các loại như sau:

- Hợp đồng truyền thống được đưa lên website: 

Hợp đồng được soạn sẵn trên giấy, sau đó được đưa lên website để các bên ký. Hợp đồng này thường ở dưới dạng file PDF.

>> Tham khảo: Hướng dẫn xử lý sai sót thông tin ngày trên hóa đơn.

- Hợp đồng hình thành qua giao dịch điện tử:

Nội dung của hợp đồng được hình thành trong giao dịch tự động, các thông tin sẽ được tổng hợp và xử lý bởi máy tính.

Cuối giao dịch, hợp đồng sẽ tổng hợp và hiển thị để các bên xác nhận với nội dung hợp đồng. Sau đó, khách hàng sẽ nhận được hợp đồng qua email hoặc số điện thoại.

- Hợp đồng qua thư điện tử:

Hợp đồng này được sử dụng phổ biến giữa các doanh nghiệp với nhau. Điểm khác biệt giữa giao dịch qua thư điện tử và giao dịch truyền thống là hợp đồng qua thư điện tử sử dụng email, internet và máy tính để ký kết.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

- Hợp đồng sử dụng chữ ký số:

Các bên tham gia hợp đồng phải có chữ ký số để ký vào thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch. Loại hợp đồng này có tính bảo mật cao, các bên tham gia bị ràng buộc trách nhiệm hơn.

Hợp đồng điện tử được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ dân sự đến kinh doanh thương mại.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng lao động, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng cho tặng…

Hợp đồng điện tử không áp dụng trong các trường hợp sau: Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, hợp đồng hôn nhân, hợp đồng thừa kế, di chúc, hợp đồng liên quan đến các giao dịch có giá trị lớn theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo: Tổng hợp các công thức kế toán quản trị thường gặp.

Để đảm bảo các thông tin quan trọng khi sử dụng hợp đồng điện tử, các doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm hợp đồng điện tử của các công ty uy tín, lưu trữ thông tin trên hệ thống đám mây, được cấp chứng nhận bảo mật thông tin quốc tế.

Theo quy định tại Điều 401, Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng điện tử hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, ngoại trừ hai bên có thỏa thuận khác.

Căn cứ Điều 35 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định  về việc giao kết hợp đồng điện tử như sau:

- Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

- Đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Căn cứ Điều 36 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử như sau:

- Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

>> Tham khảo: Tiền lương tháng 13 có tính thuế TNCN không?

- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luật Giao dịch điện tử 2023, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét