Hóa đơn điện tử đã "đánh bại" hóa đơn giấy truyền thống như thế nào?

Hóa đơn điện tử

 Theo điều 3 Thông Tư 32/2011/TT-BTC, hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

>> Tham khảo: Phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice có những ưu điểm gì?

Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính.

Hóa đơn điện tử đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

  • Tiết kiệm chi phí vận chuyển và bảo quản hóa đơn.
  • An toàn và bảo mật: Hóa đơn điện tử được quản lý và bảo mật trên hệ thống phần mềm điện tử, khách hàng chỉ cần truy cập hệ thống online để trích xuất và lưu trữ hóa đơn trực tiếp ngay trên phần mềm. Điều này giúp khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm, tránh được rủi ro trong bảo quản, cũng như hạn chế được tình trạng sử dụng hóa đơn giả.
  • Tiết kiệm thời gian ,giảm thiểu các thủ tục hành chính
  • Đa dạng phương thức gửi hóa đơn cho khách hàng như : email. sms,…

Với cơ quan thuế, việc áp dụng hóa đơn điện tử đem lại những thuận lợi như:

  • Giảm thời gian thanh kiểm tra, kiểm toán doanh nghiệp.
  • Ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp làm giả hóa đơn, trốn thuế.

Việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử xác thực là một trong nhiều giải pháp để đẩy mạnh công cuộc cải cách thủ tục hành chính về thuế, thông qua việc cắt giảm tối đa các thủ tục rườm rà, giảm thiểu thời gian, chi phí làm thủ tục thuế cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả vào việc hoàn thành nghĩa vụ thu ngân sách nhà nước của ngành Thuế.

Khảo sát về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp đều đánh giá cao những lợi ích, ưu điểm rõ ràng của việc sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử xác thực so với hóa đơn giấy truyền thống.

Bà Hồng Ánh Kim, nhân viên kế toán xuất hóa đơn, Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Ngọc Tân Kiên chia sẻ, từ trước đến nay, doanh nghiệp muốn phát hành hóa đơn phải thực hiện nhiều thủ tục để đăng ký, lưu hành và lưu trữ hóa đơn với cơ quan thuế.

>> Tham khảo: Hướng dẫn xuất hóa đơn GTGT cho cá nhân.

Việc áp dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp doanh nghiệp giảm thời gian đăng ký phát hành hóa đơn mới và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, giảm thủ tục hành chính, bớt rủi ro, từ đó góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.

Cùng quan điểm với Hồng Ánh Kim, ông Đình Văn Thiện, Kế toán trưởng Công ty Giấy Xuân Mai cho biết, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giấy, sau khi xuất hóa đơn phải gửi tới khách hàng thông qua đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanh…

Việc gửi, nhận theo các hình thức này dễ bị thất lạc và mất hóa đơn, phát sinh thêm nhiều công việc hơn cho bộ phận kế toán và ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.

“Với hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử xác thực, việc gửi, nhận hóa đơn cho khách hàng được thực hiện nhanh chóng thông qua các phương tiện điện tử.

>> Tham khảo: Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ trong luật thuế xuất nhập khẩu.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng không phải lưu trữ, bảo quản hóa đơn, tránh rủi ro mất, hỏng hóa đơn. Từ đó, hạn chế được các thủ tục thông báo tới cơ quan thuế và tránh được các mức phạt phát sinh”, ông Thiện nói.

Đánh giá cao những ưu điểm của việc sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử xác thực, ông Lê Thanh Dũng, Phó Giám đốc Công ty phần mềm kế toán VACOM cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp đang phải chịu chi phí rất cao cho việc in ấn, phát hành, quản lý, sử dụng, lưu trữ hóa đơn.

Đơn cử, theo tính toán của ông Dũng, tại VACOM, với lượng xuất hóa đơn trung bình khoảng 500 hóa đơn/tháng, tính tổng tất cả các chi phí (bao gồm chi phí in hóa đơn, chi phí chuyển phát nhanh, chi phí cho nhân viên xử lý hóa đơn, chi phí phục vụ việc đóng gói, thùng hồ sơ, thuê chỗ lưu trữ, phong bì…) trung bình mỗi tờ hóa đơn sẽ hết khoảng hơn 15.000 VNĐ.

Theo đó, tổng chi phí hóa đơn mỗi tháng là khoảng hơn 7,6 triệu đồng; tổng chi phí hóa đơn cả năm là hơn 91 triệu đồng.

“Việc triển khai hóa đơn điện tử, không những DN nhận được những giá trị hữu hình như tiết kiệm chi phí về tiền bạc, đi lại, thời gian… mà còn có thể nhận được những giá trị vô hình khác, không thể quy đổi thành tiền được, đó là giá trị cơ hội khi DN cung cấp cho khách hàng dịch vụ hiện đại, tiện ích, nhanh chóng, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của DN”, ông Dũng nhấn mạnh.

>> Tham khảo: Mẫu hóa đơn 01GTKT0/001.

Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, dữ liệu từ hóa đơn điện tử của DN khi được kết nối với cơ quan thuế sẽ giúp cơ quan thuế xây dựng kho dữ liệu tập trung về hóa đơn, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý của nhà nước.

Trên cơ sở đó sẽ giảm thiểu được các rủi ro trong lĩnh vực thuế và góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch để DN phát triển…

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Quản lý hóa đơn đầu vào thế nào?

hóa đơn đầu vào

Hóa đơn đầu vào là loại hóa đơn xuất hiện khi doanh nghiệp mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, sử dụng dịch vụ, nhằm phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh.

>> Tham khảo: Cách xử lý hóa đơn đầu ra bị bỏ sót khi kê khai.

Theo Khoản 3, Điều 3, Thông tư 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính, hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện:

Đảm bảo đầy đủ tin cậy về tính toàn vẹn thông tin trên hóa đơn điện tử khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.

Thông tin trên hóa đơn điện tử phải đảm bảo còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.

  • Thông tin trên hóa đơn điện tử phải đảm bảo có thể truy cập và sử dụng được khi có yêu cầu.
  • Nội dung trên hóa đơn điện tử:
  • Thông tin hóa đơn: Mẫu số, ký hiệu hoá đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn
  • Thông tin người bán và người mua trên hoá đơn bao gồm: Tên Công ty, Địa chỉ, Mã số Thuế.

Về nội dung hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn điện tử đầu vào cần đảm bảo các nội dung:

  • Số thứ tự, tên hàng hóa hoặc dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền.
  • Cộng tiền hàng, thuế suất, tiền thuế, tổng tiền thanh toán.
  • Tiền hàng bằng chữ.
  • Người mua hàng, người bán hàng.
  • Chữ ký và đóng dấu của người bán.

Lưu ý:

Chữ viết trên hóa đơn điện tử đầu vào: Thể hiện bằng tiếng Việt có dấu. Trường hợp cần sử dụng ngoại ngữ thì chữ nước ngoài phải được đặt trong dấu ngoặc đơn hoặc đặt ngay phía dưới phần chữ tiếng Việt, phải để cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

>> Tham khảo: Hóa đơn bán lẻ vật liệu xây dựng.

- Sử dụng phần mềm quản lý hóa đơn điện tử đầu vào chuyên nghiệp

Khắc phục tất cả các điểm hạn chế của các phương pháp quản lý hóa đơn điện tử đầu vào nêu trên, sử dụng phần mềm quản lý hóa đơn đầu vào là hình thức tối ưu nhất hiện nay. 

Phần mềm quản lý hóa đơn đầu vào giúp kế toán giảm bớt tối đa thời gian nhập liệu, đối chiếu, so sánh và kiểm tra dữ liệu hóa đơn.

Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, hệ thống phần mềm sẽ tự động cập nhật dữ liệu lên phần mềm, phục vụ cho quá trình tra cứu dữ liệu.

Được phát triển bởi Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn, phần mềm quản lý hóa đơn đầu vào GETinvoice  giúp kế toán tiết kiệm tối đa thời gian, tối ưu hiệu quả công việc.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Không chỉ hỗ trợ quản lý hóa đơn đầu vào, phần mềm cung cấp nhiều tiện ích góp phần tối ưu công việc của kế toán, đảm bảo an toàn thông tin, tối đa bảo mật dữ liệu.

- Quản lý hóa đơn điện tử đầu vào bằng Excel

Sử dụng Excel là phương pháp được nhiều kế toán sử dụng khi quản lý hóa đơn và nhiều công việc khác.

Sau khi nhận hóa đơn, kế toán có thể thực hiện nhập liệu lên bảng tính excel để theo dõi và gắn đường link mã tra cứu đến hòm thư.

Ưu điểm:

  • Phù hợp với thói quen làm việc của hầu hết kế toán hiện nay: Sử dụng Excel thường xuyên.
  • Có thể thực hiện tra cứu, dễ dàng phân loại theo nhà cung cấp, ngày mua hàng hóa, dịch vụ,…

Hạn chế:

  • Nhập tay dữ liệu thường dễ bị sai sót, bị thừa hoặc thiếu hóa đơn.
  • Mất nhiều thời gian đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, số lượng hóa đơn phát sinh thường xuyên.
  • Tốn nhiều công sức khi kiểm tra, đối chiếu dữ liệu hóa đơn.
- Chụp ảnh hóa đơn điện tử đầu vào và lưu bằng file ảnh

Sau khi nhận hóa đơn điện tử đầu vào từ nhà cung cấp, nhiều kế toán thường có thói quen lưu ảnh hóa đơn vào folder trên máy tính để tiện cho việc theo dõi

Việc lưu trữ hóa đơn thường theo ngày/tháng/năm – tên nhà cung cấp – Số hóa đơn,…

Ưu điểm:
  • Dễ thực hiện, quản lý và lưu trữ hóa đơn.

Hạn chế:
  • Phương pháp thủ công, mất nhiều thời gian, không thể thao tác với nhiều hóa đơn cùng một lúc.
  • Không lọc được các hóa đơn theo từng nhà cung cấp, khó khăn khi tra cứu.
  • Việc kiểm tra thông tin trên hóa đơn bằng mắt thường dễ xảy ra sai sót.

- Quản lý hóa đơn đầu vào bằng email riêng

Thay vì sử dụng chung email của công ty để nhận hóa đơn điện tử đầu vào, kế toán có thể tạo lập một email mới chỉ sử dụng để nhận hóa đơn đầu vào nhằm thuận tiện cho việc quản lý hóa đơn điện tử mua hàng hóa, dịch vụ.

Ưu điểm:

  • Hóa đơn đầu vào của nhà cung cấp sẽ được quản lý riêng trên một email, dễ dàng phân loại và không bị sót, hạn chế nhầm lẫn với các email thuộc danh mục công việc khác.
  • Kế toán dễ dàng theo dõi và tải về để phục vụ cho các nghiệp vụ kế toán khác.

Hạn chế: 

  • Tính chuyên nghiệp không cao.
  • Tiềm ẩn nguy cơ bị mất dữ liệu trong trường hợp email bị mất, bị khóa.

- In hóa đơn điện tử để lưu trữ

Sau khi nhận hóa đơn điện tử từ phía nhà cung cấp, kế toán có thể in ra giấy để lưu trữ. Đây là cách quản lý, lưu trữ thủ công nhưng được nhiều kế toán lựa chọn.

Ưu điểm:
  • Dễ dàng thực hiện, thao tác đơn giản, không lo bị mất dữ liệu như phương pháp sử dụng email.
Hạn chế: 

  • Tốn kém thời gian, chi phí giấy in ấn, lưu trữ.
  • Việc lưu trữ thủ công bằng giấy tờ thường kém khoa học và vẫn tiềm ẩn  nguy cơ bị thất lạc hóa đơn.
  • Khó khăn khi thực hiện tra cứu hóa đơn.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Nội dung hóa đơn và cách viết khi khách hàng không lấy hóa đơn

Nội dung hóa đơn

Nội dung trên hóa đơn gồm:

- Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn

Về tên hóa đơn: hóa đơn điện tử phải có tên, tên từng loại hóa đơn điện tử được thể hiện trên mỗi hóa đơn như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG, PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN ĐIỆN TỬ, TEM, VÉ, THẺ,…

> Tham khảo: Quy định đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân.

Về ký hiệu mẫu số hóa đơn: Đây là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 để phản ánh loại hóa đơn. Cụ thể:

Số 1: Phản ánh loại Hóa đơn giá trị gia tăng.

Số 2: Phản ánh loại Hóa đơn bán hàng.

Số 3: Phản ánh loại Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.

Số 4: Phản ánh các loại hóa đơn khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định

Về ký hiệu hóa đơn: Đây là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Chi tiết:

Ký tự đầu tiên là 1 chữ cái được quy định: C là thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Hai ký tự tiếp theo là 2 chữ số Ả-rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch.

Ký tự thứ tư là 1 chữ cái được quy định là T hoặc D hoặc L hoặc M thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng cho các đối tượng khác nhau theo hình bên dưới.

Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định và được căn cứ theo nhu cầu quản lý, trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY.

Về số hóa đơn: đây là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Có tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập, có tối đa đến số 99 999 999 hóa đơn/năm. Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn.

>> Tham khảo: Những điều cần biết về thuế GTGT dịch vụ y tế.

- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua

Đối với bên người bán:

Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức.

Trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.

Đối với bên người mua: bên mua có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì người mua ký số, ký điện tử trên hóa đơn.

Ngoài ra, một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua thực hiện theo quy định pháp luật.

- Thời điểm lập hóa đơn điện tử

Thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm (ví dụ: ngày 30 tháng 4 năm 2019) và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

- Mã của cơ quan thuế

Với các hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì yêu cầu về chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn điện tử được quy định tại Khoản 2, Điều 3 của Thông tư 68/2019/TT-BTC.

Theo đó, chữ viết yêu cầu là tiếng Việt, chữ số là số Ả-rập, đồng tiền ghi trên hóa đơn được quy ước là Đồng Việt Nam (ký hiệu “đ”). Trong trường hợp số tiền là ngoại tệ được phép ký hiệu theo ký hiệu chuẩn quốc tế.

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán

Trên nội dung hóa đơn điện tử phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán theo đúng tên, địa chỉ, mã số thuế ghi tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế)

Trường hợp người mua có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Còn nếu người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua.

>> Tham khảo: FOB là gì trong xuất nhập khẩu.

- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ

Về Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Ngoài ra có thể thêm chữ nước ngoài nhưng phải được đặt trong bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dạng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt

Đối với hàng hóa dịch vụ có nhiều chủng loại thì cần phải ghi chi tiết tên hàng hóa, dịch vụ để phân biệt.

Các trường hợp hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ.

Về đơn vị tính: tiêu thức này thể hiện trên hóa đơn theo đơn vị đo lường (tấn, tạ, yến, kg, g, mg hoặc lượng, lạng, cái, con, chiếc, hộp, can, thùng, bao, gói, tuýp, m3, m2, m…). Đối với dịch vụ thì đơn vị tính xác định theo từng lần.

Về số lượng hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi số lượng bằng chữ số Ả-rập căn cứ theo đơn vị tính nêu trên. Về đơn giá hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi đơn giá hàng hóa, dịch vụ theo đơn vị tính nêu trên.

- Thuế suất giá trị gia tăng

Đây là tiêu thức thể hiện trên nội dung trên hóa đơn tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng

Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ theo Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành, trường hợp trong quá trình bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, kể cả khi người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp các thông tin để xuất hóa đơn như tên, địa chỉ, mã số thuế thì vẫn cần lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

>> Tham khảo: Tờ khai thuế TNCN 05/KK-TNCN.

Như vậy, theo quy định trên, mọi giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nào có giá trị lớn hơn 200.000 đồng đều phải xuất hóa đơn, bất kể khách hàng có lấy hóa đơn hay không. 

Ngược lại, nếu giá trị hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 đồng thì doanh nghiệp không cần lập hóa đơn theo từng lần.

Thay vào đó, doanh nghiệp phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Cuối mỗi ngày, doanh nghiệp cần phải lập một hóa đơn giá trị gia tăng tổng hoặc hóa đơn bán hàng.

Lưu ý: Trường hợp nêu trên, nếu giá trị lần bán hàng hóa, dịch vụ trên 200.000 đồng mà doanh nghiệp không xuất hóa đơn sẽ bị xử phạt theo mức từ 10-20 triệu đồng theo quy định tại Thông tư 176/2016/TT-BTC.

Kết luận

Để được tư vấn và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 11 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?

Hướng dẫn nộp tờ khai thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những nguồn thu lớn nhất trong các khoản thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

>> Tham khảo: Quy định tiêu thức mã số thuế người mua hàng trên hóa đơn điện tử.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, được tính trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

Trong đó, thu nhập chịu thuế bao gồm doanh thu thuần từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các khoản thu khác sau khi đã trừ đi chi phí hợp lý.

Để nộp tờ khai thuế TNDN, kế toán có thể tham khảo các bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Đăng nhập vào cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế

Để có thể nộp quyết toán thuế TNDN qua mạng, bước đầu tiên bạn cần làm là mở trình duyệt (Coccoc, Google Chrome,..) rồi truy cập vào website https://thuedientu.gdt.gov.vn/.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Trên giao diện chính của trang Thuế điện tử, bạn chọn hệ thống thuế điện tử “DOANH NGHIỆP” để có thể tiến hành đăng nhập vào tài khoản của đơn vị mình.

Tiếp sau đó, màn hình sẽ hiển thị ra giao diện “ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG”, cần điền đầy đủ các trường thông tin được yêu cầu:

+ Tên đăng nhập: Là mã số thuế của doanh nghiệp kèm với đuôi “-QL”.

+ Mật khẩu: Là mật khẩu doanh nghiệp đã mặc định dùng cho việc đăng nhập tài khoản.

+ Đối tượng: Chọn “Người nộp thuế”.

+ Mã xác nhận: Nhập lại mã đã được hệ thống cấp.

Cuối cùng, sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn nhấn ô “Đăng nhập” để để có thể hoàn tất bước đăng nhập vào hệ thống.

>> Tham khảo: Mã tiểu mục chậm nộp thuế GTGT là gì?

Bước 2: Tải tờ khai thuế TNDN đã kết xuất XML lên hệ thống

Hiện nay, để nộp tờ khai quyết toán thuế online, thì việc quan trọng là bạn cần lập được tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN và tờ Kê khai phụ lục 03-1A/TNDN theo 1 trong 2 cách:

- Lập tờ khai trực tuyến, trực tiếp trên trang thuedientu.gdt.gov.vn.

- Lập tờ khai thuế TNDN trên phần mềm HTKK (hỗ trợ kê khai).

Dù là chọn cách nào thì kết quả cuối cùng bạn vẫn phải tiến hành xuất kết tờ khai ở dạng XML để phục vụ cho việc nộp tờ khai thuế TNDN qua mạng.

Sau khi đã tạo lập đủ các tờ khai cần thiết, bạn tiến hành tải tờ khai lên trang thuedientu.gdt.gov.vn:

Trên giao diện trang chủ, bạn chọn chức năng “Khai thuế”, chọn tiếp “Nộp tờ khai XML”.

Trên giao diện “Nộp tờ khai XML”, bạn nhấn vào ô “Chọn tệp tờ khai” để có thể tải tờ khai XML lên hệ thống.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Bước 3: Ký điện tử 

Khi tờ khai đã được tải lên hệ thống, bạn nhấn chọn “Ký điện tử” trước khi nộp tờ khai.

Lưu ý rằng, muốn ký điện tử thành công, trước đó, bạn cần đảm bảo USB Token đã được cắm vào máy tính đang sử dụng để nộp tờ khai quyết toán thuế.

Trường hợp nếu là lần đầu cắm thì bạn cần phải cài đặt chữ ký số vào máy tính để việc ký điện tử không bị gián đoạn.

Sau khi đã nhấn “Ký điện tử”, màn hình sẽ hiển thị ra cửa sổ “iHTKK”, bạn cần nhập đúng “Số PIN” rồi nhấn ô “Chấp nhận” để hoàn tất bước ký điện tử.

>> Tham khảo: Cẩm nang quản trị xuất nhập khẩu.

Bước 4: Nộp tờ khai qua mạng

Sau khi đã ký điện tử thành công, bạn nhấn ô “Nộp tờ khai” để có thể gửi tờ quyết toán thuế TNDN đến cơ quan thuế.

Đến đây thì nghiệp vụ nộp quyết toán thuế TNDN online đã hoàn tất. Song để chắc chắn bước nộp tờ khai qua mạng đã thành công, bạn có thể thực hiện tiếp bước kiểm tra lại việc nộp tờ khai.

Bước 5: Kiểm tra lại việc nộp tờ khai

Hiện nay, sau khi nộp tờ khai thuế TNDN qua mạng, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo xác nhận qua email tới người nộp thuế theo 2 bước như sau:

– Trong khoảng 15 phút sau khi bạn đã ký và nộp tờ khai thành công, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo đã tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử tới người nộp thuế.

>> Tham khảo: Thuế TNCN lũy tiến từng phần.

– Trong khoảng 1 ngày làm việc, tính từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế tới người nộp thuế.

Việc kiểm tra thông báo này là hoàn toàn cần thiết với người nộp thuế, đặc biệt là thông báo có chấp nhận hay không tờ khai bạn đã gửi.

Bởi chỉ khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế thì nghiệp vụ nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN của bạn mới thật sự thành công.

Với những trường hợp bị cơ quan thuế gửi thông báo không chấp nhận tờ khai quyết toán thuế TNDN thì cần phải tiến hành điều chỉnh lại hồ sơ theo hướng dẫn của cơ quan thuế tại thông báo được nhận.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Giải pháp quản lý hóa đơn đầu vào GETinvoice Thái Sơn

Giải pháp quản lý hóa đơn đầu vào

Căn cứ theo Điều 25. Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức phạt mất hóa đơn trước khi thực hiện thông báo phát hành:

Phạt cảnh cáo đối với hành vi khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn thời hạn từ 1-5 ngày, tính từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định, có tình tiết giảm nhẹ.

>> Tham khảo: Lựa chọn phần mềm chữ ký số như thế nào?

Phạt 1-4 triệu đồng nếu khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn chậm 1-5 ngày, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định, không có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt 4-8 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn 6 ngày trở lên, tính từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định.

Không khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.

Kế toán doanh nghiệp cần lưu ý: Đối với bên bán thì liên 2 là liên giao cho khách hàng nhưng đối với bên mua thì liên 2 là hóa đơn đầu vào.

Căn cứ theo Khoản 2, Khoản 3 và Khoảng 4 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

- Nếu bên bán làm mất hóa đơn liên 2

Phạt 4-8 triệu đồng nếu làm mất hóa đơn chưa lập.

Phạt 3-5 triệu đồng nếu làm mất hóa đơn đã lập, trong quá trình sử dụng người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt 4-8 triệu đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập trong quá trình sử dụng người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, không tình tiết giảm nhẹ.

- Nếu bên mua làm mất hóa đơn đầu vào liên 2

Trường hợp làm mất hóa đơn đầu vào liên 2 trong quá trình sử dụng:

Phạt 3-5 triệu đồng nếu bên mua có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt 4-8 triệu đồng nếu không có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt 5-10 triệu đồng nếu làm mất trong thời gian lưu trữ.

>> Tham khảo: Cách tính thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp.

- Nếu bên thứ ba làm mất hóa đơn đầu vào liên 2

Nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với bên bán thì bên bán là đối tượng xử phạt.

Nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với bên mua thì bên mua là đối tượng xử phạt.

Khắc phục tất cả các điểm hạn chế của các phương pháp quản lý hóa đơn điện tử đầu vào nêu trên, sử dụng phần mềm quản lý hóa đơn đầu vào là hình thức tối ưu nhất hiện nay.

Phần mềm quản lý hóa đơn đầu vào giúp kế toán giảm bớt tối đa thời gian nhập liệu, đối chiếu, so sánh và kiểm tra dữ liệu hóa đơn.

Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, hệ thống phần mềm sẽ tự động cập nhật dữ liệu lên phần mềm, phục vụ cho quá trình tra cứu dữ liệu.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Được phát triển bởi Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn, phần mềm quản lý hóa đơn đầu vào GETinvoice  giúp kế toán tiết kiệm tối đa thời gian, tối ưu hiệu quả công việc. 

Không chỉ hỗ trợ quản lý hóa đơn đầu vào, phần mềm cung cấp nhiều tiện ích góp phần tối ưu công việc của kế toán, đảm bảo an toàn thông tin, tối đa bảo mật dữ liệu.

Ngoài ra, Quy định về thời hạn kê hóa đơn đầu vào của cơ sở kinh doanh được hướng dẫn mới, trong Khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT- BTC, thay thế cho Thông tư số 06/2012/TT-BTC như sau:

Khấu trừ, kê khai hóa đơn (thuế giá trị gia tăng) đầu vào phát sinh tại kỳ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt hóa đơn đã xuất dùng hay còn lại trong kho.

Nếu cơ sở kinh doanh phát hiện có sai sót trong số thuế giá trị gia tăng đã khê khai, khấu trừ thì được kê khai, bổ sung trước khi cơ quan thuế/ cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế.

>> Tham khảo: Khi nào dùng mã LOT trong xuất nhập khẩu?

Tuy nhiên, thời hạn kê hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp được nới lỏng khi Quốc hội ban hành Luật Quản lý thuế năm 2019.

Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 47, Luật Quản lý thuế 2019, thời hại sửa hóa đơn đầu vào đã kê khai (hồ sơ khai thuế) như sau:

Nếu người nộp thuế nhận thấy có sai sót trong hồ sơ khai thuế đã nộp thì được phép khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm.

Thời gian điều chỉnh tính từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế đã có sai sót. Nhưng với điều kiện là nộp hồ sơ khai điều chỉnh trước khi cơ quan thuế/ cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra trụ sở doanh nghiệp.

– Cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này (ngoại trừ trừ các trường hợp không bị không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định tại Khoản 3 & 4, Điều 142 của Luật này).

>> Tham khảo: Thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần.

– Quy định xử lý với các hành vi sai phạm khi cơ quan thuế thanh tra tại Điểm b & c, Khoản 1, Điều 59 của Luật này như sau:

“- Doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp nếu khai bổ sung hồ sơ khai thuế dẫn đến tăng số tiền thuế phải nộp hoặc khi cơ quan có thẩm quyền thanh tra thuế phát hiện doanh nghiệp khai thiếu số tiền thuế phải nộp. Thời gian chậm nộp tính từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;

– Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;”

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/


Mẫu hóa đơn hợp lệ, hợp pháp được quy định thế nào?

Mẫu hóa đơn điện tử

Mẫu hóa đơn điện tử hợp lệ, hợp pháp khi đảm bảo được các điều kiện sau:

>> Tham khảo: Đặc điểm của hóa đơn điện tử.

– Tính hợp pháp:

Theo quy định tại khoản 7, Điều 3, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, tính hợp pháp của hóa đơn thể hiện bằng việc đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung của hóa đơn theo quy định. Cụ thể, hóa đơn điện tử có tính hợp pháp là:

Hóa đơn điện tử phải đảm bảo đúng định dạng (định dạng văn bản XML) theo tiêu chuẩn định dạng được quy định tại Điều 12, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Hóa đơn điện tử đã được doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký sử dụng theo quy định và được Cơ quan thuế chấp nhận trước khi đưa vào sử dụng.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Hóa đơn được lập đúng thời điểm, đúng và đầy đủ nội dung theo quy định (Xem chi tiết tại Mục 2 bên dưới).

Đối với hóa đơn có mã của cơ quan thuế thì cần phải được cơ quan thuế cấp mã trước khi giao cho bên mua. Đối với hóa đơn không có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ được sử dụng sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.

– Tính hợp lệ:

Tính hợp lệ được thể hiện khi hóa đơn đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu và yêu cầu ghi trên hóa đơn.

Hóa đơn phải có chữ ký số của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trước khi gửi cho người mua (trừ các trường hợp không nhất thiết phải có chữ ký số của doanh nghiệp, hộ kinh doanh quy định tại Khoản 14, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

>> Tham khảo: Hướng dẫn xuất hóa đơn VAT cho công ty nước ngoài theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Hóa đơn phải được lập, quản lý, sử dụng theo nguyên tắc được pháp luật quy định (xem chi tiết tại Mục 3 bên dưới).

– Tính hợp lý:

Hóa đơn được xác định là hợp lý khi hóa đơn đó thực tế phát sinh và có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh (là những hoạt động được xác định trong phạm vi được cấp phép trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh).

Trên đây là mẫu hóa đơn điện tử mới nhất năm 2024. Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, có 7 mẫu hóa đơn điện tử phổ biến được áp dụng. Để kiểm tra mẫu hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần lưu ý về tính hợp lệ, hợp lý và hợp pháp của hóa đơn.

- Nội dung trên hóa đơn

Một trong những điều kiện để mẫu hóa đơn điện tử hợp lệ, hợp pháp là phải đảm bảo đầy đủ những nội dung bắt buộc.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Theo Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các nội dung bắt buộc trên hóa đơn điện tử bao gồm:

+ Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.

+ Tên liên hóa đơn.

+ Số hóa đơn.

+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.

+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế).

+ Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ, thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.

>> Tham khảo: Ủy nhiệm chi trong xuất nhập khẩu.

+ Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua (một số trường hợp không yêu cầu bắt buộc chữ ký người mua sẽ có quy định cụ thể).

+ Thời điểm lập hóa đơn.

+ Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử.

+ Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế.

+ Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) và các nội dung khác liên quan (nếu có).

+ Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

+ Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.

>> Tham khảo: Thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Hủy hóa đơn điện tử cần tuân thủ quy định gì?

Hủy hóa đơn điện tử

Khi thực hiện hủy hóa đơn GTGT, doanh nghiệp cần thực hiện đúng các thủ tục hủy hóa đơn GTGT theo quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện cụ thể.

>> Tham khảo: Đối tượng sử dụng hóa đơn xác thực.

Bước 1: Lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy

Bước đầu tiên bạn cần làm là lập một bảng kiểm kê để ghi rõ số lượng, loại, ký hiệu, số hiệu và ngày tháng năm của các hóa đơn cần hủy.

Bảng kiểm kê này phải được ký xác nhận của người lập và người có thẩm quyền quản lý.

Bạn có thể sử dụng mẫu bảng kiểm kê theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Bước 2: Lập hội đồng hủy hóa đơn

Sau khi lập xong bảng kiểm kê, bạn cần thành lập một hội đồng gồm ít nhất 3 người để tiến hành việc hủy hóa đơn.

Hội đồng này phải có sự tham gia của người có thẩm quyền quản lý, người phụ trách kế toán và người phụ trách kho.

Hội đồng có nhiệm vụ kiểm tra lại số liệu trên bảng kiểm kê, xác minh tình trạng của các hóa đơn cần hủy và thực hiện các biện pháp để làm cho các hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

>> Tham khảo: Thuế GTGT đầu ra được khấu trừ.

Bước 3: Lập biên bản hủy hóa đơn

Sau khi hoàn thành việc hủy hóa đơn, hội đồng phải lập một biên bản ghi rõ các nội dung sau:

– Ngày giờ, địa điểm của việc hủy

– Danh sách thành viên của hội đồng

– Số lượng, loại, ký hiệu, số hiệu và ngày tháng năm của các hóa đơn đã được hủy

– Phương pháp và kết quả của việc hủy

– Lý do của việc hủy

– Ý kiến của các thành viên trong hội đồng

Biên bản này phải được ký xác nhận của tất cả các thành viên trong hội đồng và được lưu giữ cùng với các chứng từ liên quan.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Bước 4: Thông báo kết quả hủy hóa đơn cho cơ quan thuế

Cuối cùng, bạn cần thông báo kết quả việc hủy hóa đơn cho cơ quan thuế nơi bạn đã mua hoặc được cấp phát các loại hóa đơn đã được hủy.

Thông báo này phải được gửi trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện việc hủy. Bạn có thể sử dụng mẫu thông báo theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.

Việc hủy hóa đơn điện tử nếu vi phạm các trường hợp trái pháp luật theo Điều 27, Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì có thể bị phạt:

- Phạt cảnh cáo:

Hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 – 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.

>> Tham khảo: Sự khác nhau giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp.

- Phạt tiền 2-4 triệu đồng:

Hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

Không hủy các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng; không hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế đã hết hạn sử dụng.

Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 – 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy hóa đơn theo quy định, trừ trường hợp (1).

- Phạt tiền 4-8 triệu đồng:

Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định.

Không hủy, không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật.

Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót.

Hủy, tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo: Mẫu hóa đơn điện tử, Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Mã số thuế người mua trên hóa đơn được quy định thế nào?

Mã số thuế người mua trên hóa đơn điện tử

Theo Nghị định mới nhất về hóa đơn chứng từ, thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử sẽ được lùi sang ngày 01/07/2020. Theo đó, nội dung chính của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP xoay quanh những quy định sau:

>> Tham khảo: Hồ sơ hoàn thuế xuất khẩu gồm những gì?

- Quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;

- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử;

- Quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Các quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Tuy nhiên, Chính Phủ vẫn khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin sớm chuyển đổi sử dụng hóa đơn, chứng từ điện tử trước thời hạn quy định.

Ngoài ra, trong Nghị định mới ban hành này, Chính Phủ cũng cũng khẳng định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sẽ chính thức chấm dứt hiệu lực từ ngày 01/07/2022.

Sau đó, việc sử dụng hóa đơn, chứng từ sẽ được tuân thủ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Theo Điểm b, Khoản 5 của Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nội dung của chứng từ, quy định như sau:

“Nội dung của hóa đơn

Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua

b) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.

…”

>> Tham khảo: Thuế GTGT đầu ra được khấu trừ.

Do đó, khi người mua là cá nhân không có mã số thuế, hóa đơn không cần phải thể hiện mã số thuế, áp dụng cho cả hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử.

Ngoài mã số thuế, trong một số trường hợp cụ thể thì hóa đơn điện tử cũng có thể loại bỏ bớt các nội dung khác.

– Cụ thể theo Điều 14, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

Không cần chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử, kể cả khi lập Hóa đơn Điện tử khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không cần phải có chữ ký số của người bán hoặc người mua.

Trong trường hợp bán hàng tại siêu thị hoặc trung tâm thương mại cho khách hàng cá nhân không kinh doanh, hóa đơn phải bao gồm tên, địa chỉ và mã số thuế của người mua.

– Riêng đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng cá nhân không kinh doanh, không cần phải có các thông tin như:

+ Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn,

+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua, chữ ký số và chữ ký điện tử của người bán.

+ Thuế suất thuế GTGT.

>> Tham khảo: Tất tần tật những gì cần biết về FAK trong xuất nhập khẩu.

– Trong trường hợp chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được xác định là Hóa đơn Điện tử cho khách hàng cá nhân không kinh doanh theo thông lệ quốc tế, không cần phải bao gồm các thông tin như:

+ Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn,

+ Thuế suất thuế giá trị gia tăng,

+ Mã số thuế và địa chỉ của người mua,

+ Chữ ký số của người bán.

– Hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ: không nhất thiết phải có các nội dung:

+ Chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã);

+ Tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế);

+ Tiền thuế, thuế suất thuế GTGT.

Như vậy với khách hàng cá nhân không có mã số thuế, doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng mà không có thông tin mã số thuế.

>> Tham khảo: Sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN trong trường hợp nào?

Ngoài ra trong một vài trường hợp cụ thể nêu trên, hóa đơn điện tử có thể không cần ghi đầy đủ thông tin.

Kết luận

Ngoài ra, mọi thắc mắc liên quan tới vấn đề mua hóa đơn bán hàng của cơ quan thuế hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice có những ưu điểm gì?

 


Bảo vệ thông tin của khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu của công ty Thái Sơn. Trong thời gian gần đây, Thái Sơn đã nỗ lực để quy trình bảo mật cho vận hành nội bộ đảm bảo an ninh và an toàn thông tin theo các tiêu chuẩn bảo mật khắt khe.

>> Tham khảo: Kiểm toán là gì theo Luật Kiểm toán Nhà nước?

ISO/IEC 27001:2013 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thông tin do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Ủy ban Điện kỹ thuật Quốc tế (IEC) hợp tác xây dựng trên toàn cầu, giúp kiểm soát tổng thể và hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin của các doanh nghiệp, đồng thời ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro có thể xảy đến với tài sản của doanh nghiệp.

Sau khoảng 2 tháng xây dựng hệ thống quản lý an ninh dữ liệu, vượt qua những vòng kiểm tra, đánh giá gắt gao về tuân thủ tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013, THAISONSOFT đã chính thức nhận được Chứng nhận ISO/IEC 27001:2013 từ Tổ chức kiểm định quốc tế TÜV NORD Việt Nam vào ngày 27/2/2020.

Việc đạt được chứng nhận này và vận hành theo đúng tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 sẽ góp phần củng cố thêm sức mạnh bảo mật cho loạt giải pháp phần mềm của THAISONSOFT trong lĩnh vực dịch vụ công: Hải quan điện tử Ecus, hóa đơn điện tử E-invoice, kê khai thuế điện tử eTAX, bảo hiểm xã hội điện tử eBH và văn phòng điện tử CloudOffice; đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt nhất sự hài lòng của các doanh nghiệp khách hàng đã tin tưởng THAISONSOFT trong nhiều năm qua.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hóa đơn điện tử và khách hàng đang sử dụng E-invoice theo Thông tư 78, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn tiến hành cập nhật kịp thời các tính năng mới của E-invoice chuẩn hóa theo Thông tư 78.

Theo đó, các tính năng mới được cập nhật như:

– Cập nhật chức năng phát hành hóa đơn

+ Cập nhật ký hiệu mẫu số, số hóa hóa đơn điện tử.

+ Phát hành hóa đơn, đăng ký, thay đổi thông tin hóa đơn theo Thông tư 78.

+ Cấp số hóa đơn mới.

>> Tham khảo: Nộp báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp khi nào?

– Xử lý hóa đơn giấy

Bên cạnh các chức năng đối với hóa đơn điện tử, E-invoice cập nhật chức năng xử lý hóa đơn giấy.

Ngoài ra, phần mềm còn xử lý dữ liệu hóa đơn điện tử dưới định dạng XML, đáp ứng chuẩn cấu trúc dữ liệu theo quy định của Tổng cục thuế, Bộ Tài chính.

Với việc cập nhật các tính năng mới của E-invoice, ThaisonSoft không chỉ hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn áp dụng hóa đơn điện tử mà còn tuân thủ các quy định về hóa đơn điện tử của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế.

Theo đó, E-invoice là phần mềm cung cấp hóa đơn điện tử hợp pháp hóa, giúp cho khách hàng an tâm khi sử dụng.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

– Đa dạng mẫu hóa đơn mới được cập nhật

Phần mềm E-invoice cập nhật thêm, hỗ trợ người dùng các mẫu hóa đơn mới đáp ứng đầy đủ về chữ ký số, số hóa hóa đơn theo Thông tư 78.

Bên cạnh đó, với kho mẫu hóa đơn đa dạng, E-invoice đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

– E-invoice bổ sung thêm 02 loại hóa đơn

02 loại hóa đơn mới được cập nhật tại phần mềm E-invoice là:

+ Hóa đơn điện tử bán tài sản công.

+ Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia.

>> Tham khảo: Hóa đơn bán lẻ có VAT không, có được tính vào chi phí được trừ hay không?

Hai loại hóa đơn trên nói riêng và các loại hóa đơn của E-invoice nói chung đều được thiết lập dựa trên tiêu chuẩn của Thông tư 78 và áp dụng theo ký hiệu mẫu số, số hóa hóa đơn.

Ngoài ra, nếu như trước đây, việc tìm kiếm, kiểm tra hóa đơn chỉ có thể tiến hành khi người dùng có máy tính hoặc laptop; đồng thời phải chờ một khoảng thời gian nhất định để máy tính hay laptop khởi động, đăng nhập mới có thể truy cập vào hệ thống.

Thì giờ đây, người dùng đã có thể truy cập và kiểm tra hóa đơn điện tử trên hệ thống chỉ với vài cú vuốt, chạm cực kỳ nhanh chóng.

Bởi, các dữ liệu hóa đơn trên app E-invoice đã được đồng bộ với hệ thống E-invoice phiên bản web, hỗ trợ các DN có thể tìm kiếm thông tin hóa đơn nhanh chóng.

>> Tham khảo: EPA trong xuất nhập khẩu và công cụ thâm nhập vào thị trường thế giới.

Còn đối với khách hàng của doanh nghiệp, E-invoice hỗ trợ thêm tính năng tìm kiếm tại thanh công cụ “TRA CỨU” trên website Einvoice. Tại đây, khách hàng DN có thể tra cứu hóa đơn đã giao dịch giữa hai bên mà không phải mất thời gian tạo hay đăng nhập bất cứ tài khoản nào.

Kết luận

Ngoài ra, mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/


Xuất khẩu hàng hóa có cần hóa đơn GTGT?

Quy định về hóa đơn GTGT trong xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo: Nộp báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Thông tư 119/2014/TT-BTC về các loại hóa đơn:

“Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;”

Như vậy, theo quy định trên, hóa đơn giá trị gia tăng không được sử dụng đối với các hoạt động, giao dịch xuất khẩu ra nước ngoài.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Vậy nếu xuất khẩu không sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng thì sử dụng loại hóa đơn nào? 

Căn cứ theo Khoản 7, Điều 3 của Thông tư 119/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC):

“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác định hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.

Căn cứ theo Công văn 483/TCT-CS hướng dẫn Công ty TNHH Vard Vũng Tàu thực hiện các hợp đồng đóng tàu cho khách hàng nước ngoài:

Từ 01/9/2014, Công ty TNHH Vard Vũng Tàu không phải lập hóa đơn xuất khẩu mà sử dụng hóa đơn thương mại và xác định doanh thu xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư số 119/2014/TT-BTC nêu trên.

>> Tham khảo: Hướng dẫn điền và nộp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.

Mặt khác, tại Công văn số 79581/CT-TTHT ngày 11/12/2017 của Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn sử dụng hóa đơn hàng xuất khẩu thì nếu công ty mới thành lập và có hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng hóa ra nước ngoài thì công ty sử dụng hóa đơn thương mại khi xuất khẩu theo quy định.

Như vậy, theo các quy định nêu trên, khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thương mại.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất hoặc khu phi thuế quan thì sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.

Căn cứ theo Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC, quy định về đối tượng không chịu thuế: 

“20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.”

Từ quy định nêu trên đồng thời theo theo Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nội dung hóa đơn, hướng dẫn ghi các khoản mục về thuế, thông thường, đa phần các trường hợp cung cấp hàng hóa là hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế theo Khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

>> Tham khảo: Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thể xuất hóa đơn không?

Doanh nghiệp xuất hóa đơn theo hướng dẫn tại Điều 10, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Căn cứ theo Phụ lục V, Danh mục thuế suất cùng Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 7/10/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế: Trường hợp công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì nội dung trên hóa đơn GTGT tại chỉ tiêu “thuế suất”, công ty thể hiện là KCT (Không chịu thuế GTGT).

Kết luận

Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/