Hóa đơn dịch vụ là gì? Nguyên tắc lập hóa đơn dịch vụ

Quy định về hóa đơn dịch vụ

Hóa đơn dịch vụ là loại chứng từ dùng để thanh toán các mặt hàng có số lượng và đơn giá được thể hiện ngay trên hóa đơn.

Thông thường, hóa đơn dịch vụ sẽ do bên bán phát hành và có xác nhận đầy đủ bằng cách đóng dấu nhằm chứng nhận đã thu tiền hay đã thanh toán đầy đủ khi bên mua ra quyết định mua hàng và làm thủ tục thanh toán. Khi này, hóa đơn sẽ có tác dụng như biên lai hay giấy biên nhận.

>> Tham khảo: Tìm hiểu về thời hạn quyết toán thuế TNDN.

Thực tế, hóa đơn bán hàng, hóa đơn đỏ (hóa đơn gtgt) cũng là một loại của hóa đơn dịch vụ. Hiện nay, có 3 hình thức thể hiện hóa đơn dịch vụ:

Hóa đơn dịch vụ tự in: Hình thức hóa đơn do tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hay các loại máy khác nhằm phục vụ cho việc bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

Hóa đơn đặt in: Loại hình hóa đơn do đơn vị kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp hoặc bán cho các đơn vị kinh doanh nhằm phục vụ cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử: Loại hình hóa đơn được lập, xuất, lưu trữ hoàn toàn trên phương tiện điện tử và được quản lý theo đúng quy định của luật giao dịch điện tử.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh muốn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có thể lựa chọn:

- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

- Đăng ký thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

Về hồ sơ, doanh nghiệp đăng ký theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

>> Tham khảo: Điều kiện và thủ tục miễn thuế nhập khẩu.

Trường hợp muốn thay đổi thông tin đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thể thay đổi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, điền các nội dung thay đổi vào Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm gửi thông báo điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc gửi thông báo điện tử trực tiếp đến doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh về việc chấp nhận/không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Nguyên tắc đảm bảo về các tiêu thức trên hóa đơn dịch vụ điện tử.

Cũng giống như các loại hóa đơn điện tử khác, hóa đơn dịch vụ điện tử phải tuân theo đầy đủ nguyên tắc quy định về các tiêu thức nội dung được thể hiện trên hóa đơn.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Quy định tại thông tư số 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính, các hóa đơn điện tử khi xuất phải đáp ứng đầy đủ các tiêu thức nội dung sau:

- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn.

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế).

- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua.

>> Tham khảo: So sánh hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy.

- Thời điểm lập hóa đơn điện tử.

- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

- Yêu cầu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có).

- Một số trường hợp không cần lập hóa đơn dịch vụ điện tử đáp ứng đầy đủ các tiêu thức trên thì sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Nguyên tắc về xử lý hóa đơn khi bị sai sót

Trong quá trình xuất hóa đơn dịch vụ, nếu gặp phải sai sót thì sẽ được xử lý theo nguyên tắc như sau:

- Đối với trường hợp hóa đơn dịch vụ đã xuất và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng; hoặc đã giao hàng nhưng bên mua chưa kê khai thuế:

  • Bên bán sẽ lập hóa đơn điện tử mới theo đúng quy định pháp luật để gửi cho bên mua. Trên hóa đơn phải có dòng chữ: “Hóa đơn này thay thế cho hóa đơn số… ký hiệu… gửi ngày/tháng/năm…”
  • Hóa đơn sai sót chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của cả hai bên bán và mua. Hóa đơn dù hủy nhưng vẫn phải được lưu trữ để phục vụ mục đích tra cứu.

- Đối với trường hợp hóa đơn dịch vụ điện tử đã lập và gửi cho bên mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ và bên mua cũng đã kê khai thuế:

  • Sau khi phát hiện sai sót, cả hai bên bán và mua đều phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên và ghi rõ sai sót.
  • Hai bên bán mua tiến hành lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.

Ngoài ra, hai bên bán và mua phải thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý Thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét