Nguyên tắc sử dụng hoá đơn điện tử với tổ chức khởi tạo hóa đơn

khởi tạo hóa đơn điện tử

Khi sử dụng hóa đơn điện tử, các tổ chức khởi tạo hóa đơn phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định.

Các nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử đối với tổ chức khởi tạo hóa đơn đã được Bộ Tài chính quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 32 32/2011/TT-BTC. Cụ thể:

>> Tham khảo: Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán.

Trường hợp người bán lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì người bán cần thông báo cho người mua về định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa hóa đơn điện tử giữa người bán và người mua.

Người mua cần nêu rõ cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử là truyền trực tiếp từ hệ thống của người bán sang hệ thống của người mua hay thông qua hệ thống trung gian của tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để truyền cho người mua.

Nếu hóa đơn điện tử được truyền qua trung gian, thì người bán, người mua, tổ chức trung gian và các đơn vị có liên quan phải có thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hóa đơn điện tử đó.

Để được có thể được cấp phép để trở thành đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, các nhà phát triển phần mềm cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định được quy định cụ thể trong Thông tư 68.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Đơn vị cung cấp hóa đơn cần có đội ngũ nhân sự như thế nào?

Có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, trong đó có nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu.

Có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24h trong ngày và 07 ngày trong tuần để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.

Về kỹ thuật của đơn vị cung cấp hóa đơn

Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật, quy trình sao lưu dữ liệu tại trung tâm dữ liệu chính.

>> Tham khảo: Mẫu hóa đơn điện tử cập nhật theo Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật dự phòng đặt tại trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20km sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố.

Kết nối trao đổi dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế phải đáp ứng yêu cầu:

Kết nối với cơ quan thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 01 kênh truyền chính và 02 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 10 Mbps.

Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.

Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.

Điều kiện về chủ thể

Phải có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức, cụ thể:

Có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Ðã triển khai hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức.

Ðã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.

Về tài chính

Doanh nghiệp cung cấp hóa đơn điện tử phải có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị trên 05 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thuờng thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hóa đơn điện tử và khách hàng đang sử dụng E-invoice theo Thông tư 78, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn tiến hành cập nhật kịp thời các tính năng mới của E-invoice chuẩn hóa theo Thông tư 78.

>> Tham khảo: Danh sách cơ quan cần nộp báo cáo tài chính.

Theo đó, các tính năng mới được cập nhật như:

Cập nhật chức năng phát hành hóa đơn

– Cập nhật ký hiệu mẫu số, số hóa hóa đơn điện tử.

– Phát hành hóa đơn, đăng ký, thay đổi thông tin hóa đơn theo Thông tư 78.

– Cấp số hóa đơn mới.

Đa dạng mẫu hóa đơn mới được cập nhật

Phần mềm E-invoice cập nhật thêm, hỗ trợ người dùng các mẫu hóa đơn mới đáp ứng đầy đủ về chữ ký số, số hóa hóa đơn theo Thông tư 78.

Bên cạnh đó, với kho mẫu hóa đơn đa dạng, E-invoice đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

>> Tham khảo: Tổng hợp các khoản chi phí được miễn trừ khi tính thuế TNDN.

E-invoice bổ sung thêm 02 loại hóa đơn

02 loại hóa đơn mới được cập nhật tại phần mềm E-invoice là:

– Hóa đơn điện tử bán tài sản công.

– Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia.

Hai loại hóa đơn trên nói riêng và các loại hóa đơn của E-invoice nói chung đều được thiết lập dựa trên tiêu chuẩn của Thông tư 78 và áp dụng theo ký hiệu mẫu số, số hóa hóa đơn.

Xử lý hóa đơn giấy

Bên cạnh các chức năng đối với hóa đơn điện tử, E-invoice cập nhật chức năng xử lý hóa đơn giấy. Ngoài ra, phần mềm còn xử lý dữ liệu hóa đơn điện tử dưới định dạng XML, đáp ứng chuẩn cấu trúc dữ liệu theo quy định của Tổng cục thuế, Bộ Tài chính.

>> Tham khảo: Biểu tính thuế TNCN từng phần và toàn phần.

Với việc cập nhật các tính năng mới của E-invoice, ThaisonSoft không chỉ hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn áp dụng hóa đơn điện tử mà còn tuân thủ các quy định về hóa đơn điện tử của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế.

Theo đó, E-invoice là phần mềm cung cấp hóa đơn điện tử hợp pháp hóa, giúp cho khách hàng an tâm khi sử dụng.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét