Quy định về giải trình với cơ quan thuế

Hướng dẫn giải trình với cơ quan thuế

Theo quy định pháp luật, hiện có 2 hình thức giải trình về thuế chủ yếu là giải trình bằng văn bản và giải trình trực tiếp.

Cụ thể, theo Khoản 3, Điều 23, Thông tư 166/2013/TT-BTC, thủ tục và thời hạn giải trình được quy định như sau:

“a) Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản: tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thuế phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuế trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp, người có thẩm quyền xử phạt đồng ý gia hạn giải trình cho tổ chức, cá nhân vi phạm thì phải thể hiện bằng văn bản.

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện giải trình bằng văn bản.

b) Đối với trường hợp giải trình trực tiếp: cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuế phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử hợp lệ cần đáp ứng điều kiện gì?

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm của người vi phạm.

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính về thuế và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.”

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 37, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp cần phải giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong các trường hợp sau:

Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử.

Hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18; Khoản 3, Điều 20; Khoản 7, Điều 21; Điều 22 và Điều 28 của Nghị định này.

 Việc giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Ngày 27/4/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 37 sửa đổi, bổ sung quy định về hóa đơn. Nội dung sửa đổi chủ yếu là thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính liên quan tới hóa đơn gồm: thủ tục tạo hóa đơn tự in, đặt in và thủ tục phát hành hóa đơn giá trị gia tăng tự in, đặt in.

Theo đó, điểm mới liên quan đến văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in, quy định trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi người nộp thuế gửi văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng tự in (Mẫu số 3.14), cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có ý kiến về điều kiện sử dụng hóa đơn tự in của doanh nghiệp (Mẫu số 3.15).

Trường hợp sau 2 ngày làm việc, cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn tự in.

Thủ trưởng cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về việc không có ý kiến bằng văn bản trả lời doanh nghiệp. Quy định cũ là 5 ngày làm việc. Rút ngắn thời hạn thông báo phát hành hóa đơn xuống còn 2 ngày (quy định cũ 5 ngày làm việc)…

>> Tham khảo: Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn điện tử.

Thông tư cũng quy định đối với các lần mua hóa đơn sau, căn cứ đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày, số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét