Kê khai hóa đơn đầu ra được quy định thế nào?

Kê khai hóa đơn đầu ra

Hoá đơn đầu ra giá trị gia tăng cần phải lập ngay khi doanh nghiệp cung ứng (chuyển quyền sở hữu) sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng bất kể đã thu được tiền hay chưa.

Tuỳ đặc thù các loại sản phẩm, dịch vụ mà mốc thời gian xác định để lập hoá đơn đầu ra cũng có sự khác nhau.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Sau khi hoá đơn được lập, doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ cần kê khai đầy đủ hoá đơn đầu ra vào đúng kỳ tính thuế mà hoá đơn phát sinh.

Doanh nghiệp được lựa chọn thời hạn kê khai hoá đơn đầu ra theo tháng hoặc theo quý nếu đáp ứng đủ điều kiện sau (theo Điều 8 và Điều 9, Nghị định 126/2020/NĐ-CP):

- Khai theo tháng áp dụng với doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng.

- Khai theo quý áp dụng với doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. Đơn vị này cũng có thể lựa chọn khai theo tháng ổn định trong cả năm dương lịch.

>> Tham khảo: Hình thức gửi hóa đơn điện tử gồm những gì?

- Những doanh nghiệp đang khai theo tháng nếu đủ điều kiện khai quý thì cần nộp văn bản đề nghị tới cơ quan thuế trước ngày 30/1 của năm muốn kê khai theo quý.

Việc nắm được những quy định mới về thời hạn khai thuế sẽ giúp các kế toán của doanh nghiệp tránh được tình trạng chậm trễ do không kê khai hoá đơn đầu ra đúng kỳ.

Việc không kê khai hoá đơn đầu ra có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và nhiều mức độ khác nhau.

Vậy mức phạt của pháp luật cho các hành vi ở mức độ này sẽ như thế nào, doanh nghiệp cần phải biết và hạn chế mắc phải.

Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thời điểm lập hóa đơn

1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

Theo như quy định trên thì thời điểm lập hóa đơn đối với trường hợp bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

Thời điểm lập hóa đơn đối với trường hợp cung cấp dịch vụ sẽ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ.

Nếu như bên cung cấp dịch vụ đã thu tiền trước hoặc trong khi thực hiện việc cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn sẽ là thời điểm bên cung cấp dịch vụ thu tiền.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử lưu trữ bao lâu thì được hủy.

Ngoài ra, tại khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Nội dung của hóa đơn

9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.

Theo đó, trong trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có ngày ký và ngày lập hóa đơn khác nhau thì thời điểm khai thuế sẽ được xác định là thời điểm lập hóa đơn.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét