Hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì tiêu thức không bắt buộc gồm có:
- Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua;
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì không bắt buộc:
- Chữ ký điện tử, chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã);
- Tiêu thức của người mua, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
>> Tham khảo: Công thức tính lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
- Với tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì tiêu thức không bắt buộc gồm: đơn vị tính và số lượng đơn giá.
Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì tiêu thức không bắt buộc gồm:
- Ký hiệu hóa đơn,
- Ký hiệu mẫu hóa đơn,
- Số thứ tự hóa đơn,
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng,
- Mã số thuế, địa chỉ người mua,
- Chữ ký số,
- Chữ ký điện tử của người bán.
Hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng thì một số tiêu thức không bắt buộc gồm: đơn vị tính, số lượng đơn giá.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Trong trường hợp hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, tiêu thức không bắt buộc gồm:
- Ký hiệu hóa đơn,
- Ký hiệu mẫu hóa đơn,
- Tên địa chỉ,
- Mã số thuế của người mua,
- Chữ ký điện tử của người mua,
- Đơn vị tính,
- Số lượng,
- Đơn giá.
Hiện nay, các quy định về việc tạo, sử dụng chữ ký số hóa đơn điện tử đều đã được quy định rất nghiêm ngặt bởi pháp luật. Điều này đã được quy định rất rõ trong Khoản 7, Điều 3, Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử lưu trữ bao lâu thì được hủy.
Trên hóa đơn điện tử, chữ ký số được mặc định là một tiêu thức bắt buộc, không thể không có để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp cho hóa đơn điện tử khi lập xuất.
Tại điểm đ, Khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 68/2019/TT-BTC về nội dung hóa đơn điện tử, Bộ tài chính đã quy định về tiêu thức chữ ký số, chữ ký điện tử được thể hiện trên hóa đơn điện tử với bên bán và bên mua như sau:
- Nếu bên bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của bên bán trên hóa đơn chính là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức. Nếu người bán chỉ là cá nhân thì sẽ phải sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.
- Nếu bên mua là cơ sở kinh doanh, hai bên bán mua có thỏa thuận về việc bên mua phải ký chữ ký số thì trên hóa đơn điện tử bắt buộc phải có chữ ký số, chữ ký điện tử của bên mua.
>> Tham khảo: Thủ tục rút tiền hoàn thuế TNCN nộp thừa sau quyết toán.
- Nếu bên bán và bên mua thuộc trường hợp không nhất thiết phải có chữ ký số, chữ ký điện tử, cả 2 bên không thỏa thuận về việc bắt buộc phải ký chữ ký số trên hóa đơn điện tử thì hai bên sẽ tuân thủ đúng theo đúng quy định tại Khoản 3, Điều 3 của Thông tư số 68/2019/TT-BTC.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel: 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét