Để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp, biên bản điều chỉnh giảm giá trị của hóa đơn phải tuân thủ các yêu cầu nội dung như sau:
- Ngày trên biên bản điều chỉnh giảm và ngày trên hóa đơn điều chỉnh giảm phải trùng khớp với nhau.
>> Tham khảo: Những điểm ưu việt của dịch vụ hóa đơn điện tử Einvoice.
- Nội dung của biên bản điều chỉnh giảm phải thể hiện rõ: Điều chỉnh hóa đơn số… ngày/tháng/năm… ký hiệu…; xuất hóa đơn điều chỉnh số… ngày/tháng/năm… ký hiệu …; nội dung điều chỉnh giảm.
- Biên bản điều chỉnh giảm được lập phải có ghi rõ sai sót và chữ ký của hai bên bán và mua. Trường hợp hai bên sử dụng hóa đơn điện tử, có chữ ký điện tử thì biên bản thỏa thuận được lập dạng điện tử, có ký điện tử của bên bán và bên mua, phải được lưu trữ ở dạng dữ liệu điện tử.
Biên bản điều chỉnh là một trong những chứng từ kế toán doanh nghiệp sẽ cần tới khi phát hiện hóa đơn đã lập xảy ra sai sót.
Để biết khi nào cần lập biên bản điều chỉnh giảm, bạn và doanh nghiệp có thể tham khảo quy định trong Thông tư số 39/2014/TT-BTC, ban hành bởi Bộ Tài chính.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Tại Khoản 3, Điều 20, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện ra sai sót thì người bán và người mua cần xử lý như sau:
- Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn hoặc lập thỏa thuận bằng văn bản có ghi rõ sai sót.
- Lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và phải ghi rõ sau sót mắc phải như: Điều chỉnh tăng/giảm số lựa hàng hóa, giá bán, thuế GTGT; tiền thuế GTGT; ký hiệu hóa đơn; địa chỉ hóa đơn,…
- Sau khi đã lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và hóa đơn điều chỉnh, cả 2 bên mua và bán cần phải thực hiện kê khai điều chỉnh theo đúng pháp luật.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì các đơn vị kinh doanh cần lập biên bản điều chỉnh giảm giá trị hóa đơn khi hóa đơn đã lập, đã giao cho người mua, hàng hóa/dịch vụ đã được giao đi, người bán và người mua cũng đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện sai sót, giá trị hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn cao hơn so với giá trị thực tế.
>> Tham khảo: Doanh nghiệp có thể xem báo cáo tài chính ở đâu?
Đối với trường hợp sai sót này, sau khi đã lập biên bản điều chỉnh giảm có ghi rõ sai sót, người mua cũng cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị của hàng hóa, dịch vụ theo đúng thực tế giao dịch.
Đồng thời, căn cứ vào biên bản điều chỉnh đã lập, hai bên bán và mua phải tiến hành kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào, các hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã đã lập đến cơ quan thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thực hiện như sau: Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung hóa đơn gửi hóa đơn điện tử cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế, chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử bao gồm:
a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng hóa đơn điện tử;
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh;
c) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ;
Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát dữ liệu giữa ngân hàng và các bên thứ ba có liên quan (tổ chức thanh toán, tổ chức thẻ quốc tế hoặc các tổ chức khác), thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh.
>> Tham khảo: Quy định bản thể hiện hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78.
Trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán chuyển dữ liệu hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa hoặc tra cứu dữ liệu thì người bán sau khi lập hóa đơn điện tử đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi người mua đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel: 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét