Hoạt động xuất khẩu dùng loại hóa đơn nào?

Hóa đơn sử dụng trong xuất khẩu

Với các vai trò, vừa là chứng từ thương mại, có thể kiêm là chứng từ kế toán hoặc chứng từ thuế, nên hoá đơn thường có những nội dung sau:

Thông tin về hoá đơn và xác nhận giao dịch thực hiện Loại hoá đơn; số hoá đơn để có thể chứng nhận là hoá đơn được in, phát hành một cách hợp pháp bởi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm; Ngày lập hoá đơn; chữ ký người bán; chữ ký người mua để xác nhận hoá đơn được lập một cách hợp pháp, theo đúng quy định của pháp luật.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tửBáo giá hóa đơn điện tử.

Thông tin về người bán Tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại, địa chỉ trang web (website) và địa chỉ thư điện tử (email) để có thể xác định chính thức nếu có để tiện trao đổi thông tin qua mạng)

Thông tin về hàng hoá, dịch vụ bán hoặc cung ứng Tên, đơn vị tính, khối lượng, đơn giá, thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, số tiền thuế GTGT và tổng số tiền thanh toán.

Thông tin về người mua Tên, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản giao dịch, hình thức thanh toán.

Ngoài các thông tin bắt buộc phải có nêu trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in, đặt in hóa đơn được phép bổ sung các tiêu chí khác, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, kể cả in lô-gô trang trí hoặc quảng cáo. Các tiêu chí in thêm phải đảm bảo phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức của người Việt, không được gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội và vi phạm đạo đức kinh doanh.

>> Tham khảo: Điều chỉnh hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan Thuế thế nào?

Theo Công văn 2054/TCHQ-GSQL về việc sử dụng hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu:

Theo Thông lệ quốc tế, Điều 24, Luật Hải quan, Điểm b, Khoản 1, Điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi bởi Khoản 5, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC thì hồ sơ hải quan đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa xuất khẩu bao gồm hóa đơn thương mại hoặc chứ từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán, không quy định phải phát hành thêm hóa đơn giá trị gia tăng điện tử để làm thủ tục xuất khẩu.

Như vậy, theo các quy định nêu trên,có thể thấy việc lập hóa đơn điện tử là thực hiện theo pháp luật Việt Nam còn hóa đơn thương mại quốc tế thực hiện theo thông lệ quốc tế. 

Thời điểm phát hành 2 loại hóa đơn này hoàn toàn khác nhau: Hóa đơn thương mại phát hành trước khi làm thủ tục hải quan còn hóa đơn điện tử phát hành sau khi làm thủ tục hải quan.

Như nội dung nêu trên, đối với hoạt động xuất khẩu, có 2 loại hóa đơn cần lưu ý là hóa đơn thương mại và hóa đơn điện tử.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Hóa đơn thương mại là là một loại chứng từ thương mại phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hoặc dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán theo một số điều kiện cụ thể.

Một mẫu hóa đơn thương mại cần có các nội dung chính sau:

  • Thông tin người bán, người mua.
  • Số hóa đơn: Là tên viết tắt hợp lệ do bên xuất khẩu quy định.
  • Thời điểm xuất hóa đơn: Theo thông lệ hoạt động thương mại quốc tế.
  • Phương thức thanh toán.
  • Mô tả chi tiết sản phẩm.
  • Số lượng sản phẩm.
  • Giá, tổng tiền, loại tiền,…

Một mẫu hóa đơn điện tử cần có các nội dung sau:

  • Tên loại hóa đơn
  • Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn
  • Liên hóa đơn
  • Số thứ tự hóa đơn
  • Thông tin người bán
  • Thông tin người mua
  • Thông tin hàng hóa, dịch vụ
  • Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên
  • Ngày, tháng, năm lập hóa đơn
  • Thông tin tổ chức cung cấp hóa đơn.
Theo Khoản 1, Điều 15, Nghị định 43/2017/NĐ-CP:

“Điều 15. Xuất xứ hàng hóa

Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.”

>> Tham khảo: Kê khai hóa đơn điện tử đầu vào đối với các chi nhánh khác tỉnh.

Mặt khác, theo Khoản 2, Điều 18, Nghị định 43/2017/NĐ-CP:

“Điều 18. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn hàng hóa…

Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.”

Trên đây là mẫu hóa đơn điện tử xuất khẩu mới nhất. Đối với hóa đơn xuất khẩu, theo quy định của Thông lệ thương mại quốc tế và quy định về hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp cần lưu ý 2 mẫu hóa đơn là hóa đơn thương mại và hóa đơn điện tử để đảm bảo xuất hóa đơn hợp lệ.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét