Nội dung cần lưu ý khi lập hóa đơn GTGT

Hóa đơn GTGT

Doanh nghiệp cần chú ý những nội dung gì khi lập hóa đơn GTGT để đảm bảo tính hợp lệ. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung hữu ích với quý độc giả.

1. Không cần viết thông tin bên bán trên hóa đơn GTGT

Vì thông tin bên bán đã được thể hiện sẵn trên hóa đơn nên người lập hóa đơn không cần phải viết tay tiêu thức này khi lập hóa đơn GTGT.

Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

Hoạt động vận tải quốc tế;

Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

>> Tham khảo: Hướng dẫn tải xuống hóa đơn điện tử định dạng PDF.

Căn cứ theo Điểm 2.1, Phụ lục 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC,

“2.1. Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

Theo Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BT và Khoản 2, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC thì đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm:

Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy – hải sản.

Chuyển quyền sử dụng đất.

Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán.

Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y.

Dạy học, dạy nghề tuân theo quy định của pháp luật.

Phần mềm máy tính (gồm cả sản phẩm phần mềm), dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật,…

Các đối tượng chịu thuế GTGT 0% theo Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC bao gồm:

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc khu vực phi thuế quan.

Hoạt động vận tải quốc tế.

Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu…

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Bắt buộc ký tên trên hóa đơn GTGT

Việc ký tên tại hóa đơn GTGT là bắt buộc. Do đó, hai bên bán mua phải hoàn tất các tiêu thức sau:

Người mua hàng: Ai trực tiếp thực hiện giao dịch thì người đó sẽ ký. Nếu trường hợp khách hàng không tới mua trực tiếp thì bên bán phải ghi rõ bán hàng qua điện thoại, qua mạng hay qua fax.

Người bán hàng: Người lập hóa đơn GTGT sẽ là người trực tiếp ký.

Thủ trưởng đơn vị: Giám đốc của đơn vị phải trực tiếp ký sống, đóng dấu, ghi đầy đủ họ tên. Trường hợp ủy quyền cho người khác ký thì cũng phải thực hiện đầy đủ yêu cầu trên.

>> Tham khảo: Quy định nội dung báo cáo tài chính.

3. Viết đúng tiêu thức ngày/tháng/năm trên hóa đơn GTGT

Tiêu thức ngày/tháng/năm trên hóa đơn GTGT không chịu thuế nói riêng, hóa đơn GTGT nói chung, phải tuân thủ đúng quy định thời điểm lập hóa đơn. Cụ thể:

Thời điểm lập hóa đơn bán hàng hóa thì phải là ngày chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho bên mua. Không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.

Thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ thì phải là ngày hoàn tất việc cung ứng dịch vụ. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước thì ngày lập hóa đơn phải là ngày thu tiền trước đó.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Lưu ý rằng, riêng với trường hợp kinh doanh dịch vụ thì hóa đơn GTGT được bỏ qua tiêu thức “đơn vị tính”.

Một số trường hợp bán hàng, cung ứng dịch vụ khác, đã được quy định riêng thì người lập chỉ việc căn cứ vào quy định của Thông tư số 68/2019/TT-BTC về thời điểm lập hóa đơn.

Kết luận

Ngoài ra, để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét