Điểm khác biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn giấy

Hóa đơn chuyển đổi

Dù cùng tồn tại bản giấy nhưng hóa đơn giấy chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sẽ có rất nhiều điểm khác với hóa đơn giấy, bạn có thể dễ dàng phân biệt dựa vào những yếu tố dưới đây.

Ký hiệu hóa đơn:

  • Hóa đơn giấy chuyển đổi từ hóa đơn điện tử có ký hiệu là VC/15E.
  • Hóa đơn giấy ký hiệu là VC/15P.

Chữ ký trên hóa đơn:

Hóa đơn giấy chuyển đổi từ hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký người mua và đóng dấu người bán. Với một số trường hợp bắt buộc thì hóa đơn này chỉ cần có chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi mà thôi.

Hóa đơn giấy buộc phải có chữ ký tay thông thường của hai bên mua và bán.

Liên hóa đơn:

  • Dù là hóa đơn điện tử hay hóa đơn giấy chuyển đổi từ hóa đơn điện tử đều không có khái niệm về kiên.
  • Hóa đơn giấy thường phải có 2-3 liên.

Một yếu tố giúp bạn dễ dàng phần biệt nhất giữa hai loại hóa đơn này là hóa đơn giấy chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sẽ có thêm dòng chữ “Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử”.

Căn cứ theo đúng quy định tại Thông tư 32/2011/TT-BTC, hóa đơn được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử nếu dùng với mục đích chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa thì bắt buộc phải có chữ ký của người đại diện pháp luật bên bán và dấu của bên mua. Còn lại, nếu chỉ chuyển đổi với mục đích lưu trữ thì không nhất thiết phải có chữ ký của bên bán và dấu của bên mua.

Hóa đơn chuyển đổi là bản hóa đơn giấy được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử gốc, chưa qua chỉnh sửa. Tùy từng mục đích sử dụng mà bản hóa đơn chuyển đổi phải đáp ứng các yêu cầu quy định riêng.

Tại Điều 12 của Thông tư số 32/2011/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định nguyên tắc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy như sau:

– Những người bán hàng được phép chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ mục đích chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hữu hình trong quá trình vận chuyển, lưu thông. Tuy nhiên, với hóa đơn chuyển đổi theo mục đích này thì bên bán chỉ được phép chuyển đổi 01 lần duy nhất. Hóa đơn chuyển đổi này cũng cần phải đáp ứng các quy định tại Khoản 2, 3, 4 của Điều 12, Thông tư 32/2011/TT-BTC.

>> Tham khảo: Kiểm tra hóa đơn điện tử hợp lệ.

– Ngoài ra, cả người mua và người bán hàng đều được chuyển đổi hóa đơn điện tử ra hóa đơn giấy để phục vụ cho mục đích lưu trữ chứng từ kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán. Các hóa đơn chuyển đổi với mục đích này cũng cần phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 của Điều 12, Thông tư 32/2011/TT-BTC.

Những hóa đơn chuyển đổi với mục đích chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng trong quá trình lưu thông đều có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý, các hóa đơn này phải đáp ứng đúng quy định của pháp luật về hóa đơn chuyển đổi.

Cụ thể, các hóa đơn này phải đảm bảo các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn (tức hóa đơn điện tử gốc, chưa qua chỉnh sửa), có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.

Kết luận

Để được tư vấn về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét