Hợp đồng là gì?

 Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Định nghĩa này thể hiện sự tiến bộ và hợp lý bởi lẽ khái niệm hợp đồng vừa thể hiện sự ngắn gọn, súc tích vừa mang tính khái quát cao được hiểu là bao gồm tất cả các loại hợp đồng theo nghĩa rộng (hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ…) chứ không chỉ là các hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp đơn thuần.

Về mặt chủ thể, thì chủ thể tham gia hợp đồng dân sự phải đảm bảo có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với loại hợp đồng đó. Chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng nếu là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự, nhân thức và làm chủ được hành vi của mình trong việc xác lập thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó. Tùy thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân được tham gia vào các hợp đồng phù hợp với độ tuổi.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Còn nếu là pháp nhân tham gia vào hợp đồng dân sự được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp. Trong trường hợp người tham gia hợp đồng là tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, hộ gia đình thì chủ thể tham gia xác lập, kí kết thực hiện hợp đồng đó là người đại diện hoặc người được được ủy quyền.

Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng. Mục đích là những lợi ích hợp pháp, là hậu quả pháp lý trực tiếp mà giao dịch dân sự (phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự) mà các bên tham gia mong muốn đạt được khi thực hiện hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản, các cam kết được xác định là quyền và nghĩa vụ của các bên và có tính chất ràng buộc các chủ thể khi tham gia thực hiện hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về nội dung của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng có thể có các điều khoản sau:

– Đối tượng của hợp đồng;

– Số lượng, chất lượng;

– Giá, phương thức thanh toán;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

Theo quy định của pháp luật thì mục đích và nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không được trái với đạo đức của xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Nếu mục đích, nội dung của hợp đồng vi phạm quy định của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội, trái với thuần phong mĩ tục thì đó cũng là căn cứ để xác định hợp đồng bị vô hiệu.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Theo Điều 119, Hình thức giao dịch dân sự gồm:

Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

– Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

– Hợp đồng dân sự có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau đây:

Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng.

>> Tham khảo: Hóa đơn đầu ra đối với hàng cho biếu tặng.

Hợp đồng bằng văn bản thường, có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản hợp đồng.

Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký.

Hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp mà pháp luật quy định cụ thể.

Kết luận

Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel: 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/


Related Posts:

0 Comments:

Đăng nhận xét