Căn cứ theo Điều 27, Nghị định 123/2020/NĐ-CP về tiêu hủy hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ và cá nhân kinh doanh có hóa đơn không sử dụng phải thực hiện tiêu hủy.
Thời hạn tiêu hủy hóa đơn tối đa là 30 ngày tính từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ và cá nhân kinh doanh phải tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Theo Khoản 2, Điều 27, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thủ tục tiêu hủy hóa đơn của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ và cá nhân kinh doanh bao gồm những công việc sau:
Lập bảng kiểm kê những hóa đơn cần tiêu hủy.
Thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn, thành phần tham gia tối thiểu có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức. Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi tiêu hủy hóa đơn.
Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản tiêu hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
Hồ sơ tiêu hủy hóa đơn gồm:
Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy ghi chi tiết: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
Biên bản tiêu hủy hóa đơn;
Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp tiêu hủy theo Mẫu số 02/HUY-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, dẫn đến sự gia tăng số lượng giao dịch kinh tế phát sinh.
Hàng năm, chúng ta dùng đến hàng tỷ tờ hóa đơn giấy. Điều này gây ra một số vấn đề như:
Vấn đề về môi trường khi sử dụng quá nhiều giấy cho hoạt động in hóa đơn hàng năm và lưu trữ lại trong nhiều năm mà không tái chế.
>> Tham khảo: Các trường hợp cần điều chỉnh hóa đơn điện tử gồm những gì?
Điều này có nghĩa những cánh rừng sẽ bị tàn phá hàng năm và tác động đến môi trường là rất lớn.
Các doanh nghiệp lãng phí nhiều chi phí không cần thiết để lưu trữ, bảo quản hóa đơn cũng như chi phí cho các công tác kiểm toán, dọn dẹp sổ sách…
Hóa đơn giấy dễ bị hỏng trong quá trình bảo quản, dễ bị nhầm lẫn, dễ mất mát trong quá trình lưu trữ lâu dài.
Hóa đơn giấy dễ bị làm giả do dữ liệu không được đồng bộ hóa trong một cơ sở dữ liệu chung về hóa đơn.
Đó là lý do nhiều doanh nghiệp chân chính chịu thiệt hại hàng năm vì hoạt động kinh doanh bất chính của những doanh nghiệp, cá nhân sử dụng hóa đơn giả.
Ngân sách quốc gia bị thất thoát vì các hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ thuế.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách tính thuế lũy tiến từng phần.
Chính vì thế, hơn lúc nào hết, để nền kinh tế tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm để đầu tư phát triển những hạng mục khác thay vì chi cho việc sử dụng hóa đơn giấy, đã đến lúc các doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng hóa đơn điện tử càng sớm càng tốt.
Đó không chỉ là vấn đề tiết kiệm chi phí mà còn là vấn đề môi trường tự nhiên được bảo vệ tốt hơn và minh bạch hóa môi trường kinh doanh.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét