Giải đáp 5 câu hỏi phổ biến về bản thể hiện hóa đơn điện tử

Bản thể hiện hóa đơn điện tử là một trong những khái niệm cơ bản và quan trọng đối với mỗi kế toán viên khi làm việc với một công nghệ mới như hóa đơn điện tử. Bài viết hôm nay của Doanh Nghiệp 4.0 sẽ giúp quý độc giả tháo gỡ những thắc mắc phổ biến nhất về chủ đề này.

1.  Bản thể hiện hóa đơn điện tử có được chuyển đổi sang dạng chứng từ giấy hay không?

Theo quy định về hóa đơn điện tử, bên mua và bên bán được phép chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy để lưu trữ các chứng từ kế toán hoặc dùng cho việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ. Với những trường hợp này, các chứng từ giấy sẽ được coi là bản thể hiện của hóa đơn điện tử.
Như vậy, bản thể hiện hóa đơn điện tử có hoàn toàn được chuyển đổi sang dạng chứng từ giấy.

2.  Bản thể hiện hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không?

Theo quy định, bản thể hiện hóa đơn điện tử thì phải có chữ ký xác nhận của người thực hiện chuyển hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy chứ không nhất thiết phải có đóng dấu. Do đó, với câu hỏi “Bản thể hiện hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không?” thì câu trả lời sẽ là không.

3. Bản thể hiện hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không?

Theo quy định, bản thể hiện hóa đơn điện tử chỉ có giá trị pháp lý khi hóa đơn đó đảm bảo được các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn điện tử gốc.

4. Bản thể hiện hóa đơn điện tử có yêu cầu gì về nội dung không?

Bản thể hiện hóa đơn điện tử vì là bản thể hiện nội dung của hóa đơn điện tử nên nó phải phản ánh trung thực nội dung của hóa đơn điện tử. Đây cũng là lý do bản thể hiện hóa đơn điện tử phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu nội dung đối với một hóa đơn điện tử như quy định tại Điều 3, Thông tư 68/2019/TT-BTC.
Ngoài ra, bản thể hiện hóa đơn điện tử còn phải đáp ứng một số yêu cầu riêng về mặt nội dung:
Phản ánh toàn vẹn nội dung của bản hóa đơn điện tử gốc.
Đối với bản thể hiện hóa đơn điện tử dạng giấy, hóa đơn cần có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Cần có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Đảm bảo giá trị pháp lý của các hoá đơn điện tử chuyển đổi.

5. Bản thể hiện hóa đơn điện tử được xuất bao nhiêu lần?

Theo Khoản 1, Điều 12, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định: “Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần.”

Như vậy, bản thể hiện hóa đơn điện tử có thể chuyển đổi sang dạng chứng từ giấy là 01 lần.

Trên đây, bài viết đã giúp bạn giải đáp 06 câu hỏi thường gặp nhất liên quan đến bản thể hiện hóa đơn điện tử.

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã đem đến những thông tin hữu ích để quý độc giả.
Để cập nhật những tin tức mới nhất về hóa đơn điện tử, quý độc giả vui lòng truy cập địa chỉ website: https://einvoice.vn/

0 Comments:

Đăng nhận xét