Doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn điện tử làm chứng từ trong vận chuyển hàng hóa hay không?

Gần đây, nhiều độc giả quan tâm đến lĩnh vực hóa đơn điện tử đã dành thời gian để liên hệ với Doanh Nghiệp 4.0 về nhiều chủ đề khác nhau. Trong đó, rất nhiều độc giả thắc mắc về việc có thể sử dụng hóa đơn điện tử làm chứng từ trong quá trình vận chuyển hàng hóa được hay không? Bài viết từ Doanh nghiệp 4.0 hôm nay sẽ giải đáp đầy đủ cho câu hỏi này từ quý độc giả.

1. Quy định về hóa đơn chứng từ trong vận chuyển hàng hóa

Theo Công văn của Tổng cục Thuế số 1935/TCT-CS ngày 21/5/2008 về việc Hoá đơn, chứng từ đối với hàng sản xuất trong nước:
“1. Đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường thì thực hiện hoá đơn, chứng từ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA ngày 28/2/2007 của liên Bộ Tài chính-Thương mại - Công an hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng nhập khẩu lưu thông trên thị trường.
2. Trường hợp cơ sở kinh doanh lưu thông hàng hoá sản xuất trong nước trên thị trường thì phải sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định tại Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/1 l/2002 quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.
3. Việc xử lý vi phạm đối với hàng hoá sản xuất trong nước vận chuyển trên đường không có hoá đơn, chúng từ hợp pháp thực hiện theo quy định tại Thông tư 61/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.”.

Như vậy theo quy định của cơ quan thuế, hàng hóa đang trên đường vận chuyển cần có hóa đơn để chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đối với hóa đơn đặt in hay tự in, doanh nghiệp có thể sử dụng các liên phụ của hóa đơn để mang kèm theo. Tuy nhiên với hình thức hóa đơn mới như hóa đơn điện tử, thì doanh nghiệp có được phép in hóa đơn ra hay không? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp khi mới sử dụng hình thức hóa đơn này.
Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. (Khoản 1, Điều 3, Thông tư 32/2011/TT-BTC)
Do đó hóa đơn điện tử nếu chỉ in ra giấy sẽ không còn là hóa đơn điện tử nữa mà lại trở thành hóa đơn giấy thông thường nhưng không có giá trị pháp lý.

2. Sử dụng hóa đơn điện tử hợp pháp trong vận chuyển hàng hóa như thế nào?

Theo quy định tại Điều 12, Thông tư 32/2011/TT-BTC:
“Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế toán. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế toán phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này.”
Khi thực hiện chuyển hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện:
- Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;
- Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy; Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau:
+ Dòng chữ phân biệt giữa hoá đơn  chuyển đổi và hoá đơn điện tử gốc – hóa đơn nguồn (ghi rõ “HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ”);
+ Họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi.
- Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Hóa đơn điện tử sau khi chuyển đổi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử sẽ được sử dụng như hóa đơn giấy có đầy đủ giá trị pháp lý dành cho hàng hóa đang trong quá trình lưu thông.

3. Đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử uy tín

Thái Sơn hiện đang là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hàng đầu hiện nay. Đây là địa chỉ đáng tin cậy để bạn có thể liên hệ và nhận được những tư vấn hữu ích nhất.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển trong hơn 17 năm qua, Thái Sơn luôn nỗ lực phát triển những sản phẩm mới đem lại những tiện ích cho doanh nghiệp với sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp Việt hướng đến một nền kinh tế hiện đại nơi mà cách doanh nghiệp tối ưu hóa được bộ máy vận hành và kinh doanh của mình.
 Chính vì thế, Thái Sơn đã ghi dấu ấn sâu đậm trong cộng đồng doanh nghiệp với những sản phẩm làm nên tên tuổi như Ecus, EBH, Cloud Office... và trong lĩnh vực hóa đơn điện tử thì đó là phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice.
Để nhận được tư vấn về lĩnh vực hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN


  • Trụ sở chính: Số 11 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết của Doanh nghiệp 4.0 đã đem đến quý độc giả những thông tin hữu ích. 
Nhân dịp năm mới kính chúc quý độc giả và cộng đồng doanh nghiệp thành công!

0 Comments:

Đăng nhận xét