Hiển thị các bài đăng có nhãn tra cứu hóa đơn điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tra cứu hóa đơn điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Ba bước để tra cứu hóa đơn điện tử dễ dàng nhất

Việc tra cứu hóa đơn điện tử là hoạt động thường xuyên của kế toán. Vậy làm sao để tra cứu hóa đơn điện tử nhanh chóng và đơn giản nhất? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là loại hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định.

Hóa đơn điện tử được tạo ra bằng các phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp các hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển các dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

>> Có thể bạn quan tâm: Quy định về viết tắt trên hóa đơn điện tử.

Khái niệm, cách hiểu trên đã được giải thích rất rõ trong Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Cũng theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ, hóa đơn điện tử được phân ra thành các loại cơ bản sau:

  • Hóa đơn giá giá trị gia tăng (GTGT).
  • Hóa đơn bán hàng.
  • Các loại hóa đơn khác: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hay các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung theo quy định.

2. Hóa đơn điện tử hợp lệ cần đảm bảo nội dung gì?

Hóa đơn điện tử hợp lệ cần phải đáp ứng đúng nguyên tắc nội dung như sau:
  • Ghi rõ ngày tháng năm lập hóa đơn; họ tên người mua, bán; địa chỉ công ty mua, bán;  mã số thuế; hình thức thanh toán (tiền mặt hoặc chuyển khoản); số tài khoản (nếu có).
  • Ghi rõ số thứ tự, tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, tiền thuế GTGT (nếu có), tổng số tiền thanh toán và số tiền bằng chữ.
  • Phải có chữ ký người mua, người bán; chữ ký của Giám đốc. Trường hợp không có chữ ký của Giám đốc thì phải có giấy ủy quyền và đóng dấu treo vào bên trên góc trái của hóa đơn, người được ủy quyền ký vào đây.
  • Hoá đơn được lập theo đúng các Nguyên tắc lập hóa đơn GTGT theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 1/6/2014.
Sau khi xác minh tính hợp lệ về nội dung, bạn có thể tiến hành tra cứu.

3. Các bước để tra cứu hóa đơn điện tử

Bước 1: Truy cập vào website tra cứu hóa đơn: www.tracuuhoadon.gdt.gov.vn.

Bước 2: Trên giao diện trang chủ, bạn chọn chức năng “Thông tin hóa đơn, biên lai“, chọn tiếp “Hóa đơn” và chọn “Tra cứu một hóa đơn“. Ngay sau đó, phần “Tra cứu hóa đơn” sẽ hiển thị trên màn hình.

Bước 3: Bạn nhập tất cả các thông tin được yêu cầu tại mục “Điều kiện tra cứu” để có thể tra cứu hóa đơn. Sau khi hoàn tất thông tin cần điền, bạn nhấn “Tìm kiếm” để xem “Kết quả tra cứu”.Với trường hợp tra cứu hóa đơn GTGT hợp pháp, thì thông tin hiển thị sẽ bao gồm cả “Thông tin người bán hàng hóa dịch vụ” và “Thông tin hóa đơn”.

Kết luận

Để được tư vấn và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice miễn phí, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/