Hiển thị các bài đăng có nhãn tiêu thức trên hóa đơn điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiêu thức trên hóa đơn điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Tất cả những điều bạn cần biết về tiêu thức trên hóa đơn điện tử

1. Quy định về tiêu thức trên hóa đơn điện tử

Ngày 30 tháng 9 năm 2019 Bộ tài chính ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Thông tư 68/2019/TT-BTC bao gồm 5 Chương và 27 Điều:
Chương I là quy định chung gồm 7 điều
Chương II là quản lý sử dụng hóa đơn điện tử gồm có 2 mục chính.
Mục 1 là quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế gồm 5 điều. Mục 2 là quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của Cơ quan thuế gồm 5 điều:
Chương III là xây dựng, quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử gồm 5 điều
Chương IV là tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử gồm 3 điều
Chương V là điều khoản thi hành gồm 2 điều
Thông tư 68/2019/TT-BTC được ban hành đã hướng dẫn rõ hơn về việc thực hiện triển khai sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh giúp các hộ kinh doanh có thể thực hiện tốt.
Tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 19 tháng 9 năm 2018 đã quy định rất rõ ngày thực hiện hóa đơn điện tử áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh.
“Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020”.
Theo Nghị định việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử là bắt buộc, hạn chót vào ngày ngày 01 tháng 11 năm 2020. Thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử mới nhất 2019 theo Thông tư 68/2019/TT-BTC ban hành ngày 30 tháng 9 năm 2019 là khi nào? Thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử được quy định tại khoản 3 Điều 26 Chương V của Thông Tư.
“Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này”.
Như vậy thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử mới nhất 2019 theo Thông tư 68/2019/TT-BTC là ngày 01 tháng 11 năm 2020. Thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh được giữ nguyên và không có điều gì thay đổi.
Trong đso, bạn có thể tìm thấy các quy định về tiêu thức trên hóa đơn điện tử đã được quy định rất rõ trong văn bản này.

2. Hóa đơn điện tử cần đảm bảo những tiêu thức nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC nội dung của hóa đơn điện tử gồm:


  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng;
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua;
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại nếu có.

3. Trường hợp nào không cần có đầy đủ tiêu thức trên hóa đơn điện tử


Hóa đơn điện tử tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì không bắt buộc phải ghi tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.

Hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì tiêu thức không bắt buộc gồm có:

Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua;
Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì không bắt buộc:

Chữ ký điện tử, chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã);
Tiêu thức của người mua, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Với tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì tiêu thức không bắt buộc gồm: đơn vị tính và số lượng đơn giá.

Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì tiêu thức không bắt buộc gồm:

Ký hiệu hóa đơn,
Ký hiệu mẫu hóa đơn,
Số thứ tự hóa đơn,
Thuế suất thuế giá trị gia tăng,
Mã số thuế, địa chỉ người mua,
Chữ ký số,
Chữ ký điện tử của người bán.
Hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng thì một số tiêu thức không bắt buộc gồm: đơn vị tính, số lượng đơn giá.

Trong trường hợp hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, tiêu thức không bắt buộc gồm:

Ký hiệu hóa đơn,
Ký hiệu mẫu hóa đơn,
Tên địa chỉ,
Mã số thuế của người mua,
Chữ ký điện tử của người mua,
Đơn vị tính,
Số lượng,
Đơn giá.
Cuối cùng, trường hợp với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử, những tiêu thức không bắt buộc gồm:

Không thể hiện tiêu thức của người mua mà thể hiện tên người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa chỉ kho xuất hàng, kho nhập hàng;
Không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.
Trên đây là toàn bộ những trường hợp và tiêu thức không bắt buộc mà bạn có thể có hoặc không có trên hóa đơn điện tử.

Kết luận

Như vậy, bài viết đã trình bày những thông tin tổng hợp nhất về tiêu thức trên hóa đơn điện tử.
Hy vọng bài viết từ Doanh nghiệp 4.0 đã đem đến những nội dung hữu ích đến quý độc giả.
Để được tư vấn và đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/