Hiển thị các bài đăng có nhãn tình hình triển khai hóa đơn điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tình hình triển khai hóa đơn điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Tình hình triển khai hóa đơn điện tử tại Việt Nam năm 2019

Những ngày cuối năm 2019, tình hình triển khai hóa đơn điện tử đang có nhiều dấu hiệu tích cực. Các doanh nghiệp lớn hào hứng đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phương thức quản lý truyền thống sang quản lý hóa đơn chứng từ mới này. Bài viết hôm nay của Doanh Nghiệp 4.0 sẽ cập nhật tới quý độc giả tình hình triển khai hóa đơn điện tử trên cả nước đang diễn ra sôi động ra sao.

1. Tình hình triển khai hóa đơn điện tử nói chung

Ngày 01/01/2019, Chính phủ đã phê duyệt Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Trong Nghị quyết này, với ngành thuế, để hoàn thành mục tiêu chống thất thu, chuyển giá, trốn lậu thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5%, một trong những giải pháp được đưa ra là đẩy nhanh tiến độ triển khai hóa đơn điện tử, theo đó “Mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử, cơ bản hoàn thành trong năm 2019 ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh”.
Như vậy, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các thành phố lớn được kỳ vọng sẽ hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 01/11/2020 đã đề ra trong Nghị định 119. Thực tế, tại các địa phương này, các doanh nghiệp nhất là trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng đang khá chủ động trong việc chuyển đổi sang hình thức hóa đơn điện tử. Đối với các đơn vị đã sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp và khách hàng đều ghi nhận những lợi ích mà hình thức này mang lại.

Các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN đã áp dụng hóa đơn điện tử và tiết kiệm được khoản chi phí không nhỏ so với hình thức hóa đơn truyền thống. Với số lượng hóa đơn trung bình hàng tháng khoảng 23,6 triệu (tương đương khoảng 283 triệu hóa đơn/ năm), chuyển sang hóa đơn điện tử, doanh nghiệp đã giảm được chi phí từ 420 đồng/ hóa đơn tự in xuống khoảng 292 đồng/ hóa đơn, trực tiếp tiết kiệm hơn 3 tỷ đồng/ tháng, khoảng 36 tỷ đồng/ năm.
Trong khi các doanh nghiệp lớn tích cực, chủ động triển khai hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không đứng ngoài xu hướng đó mà bắt đầu tìm hiểu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chuyển đổi trong thời gian sớm nhất.
Có thể nói, khối doanh nghiệp cũng đồng thuận với chủ trương chuyển đổi sang hóa đơn điện tử của Chính phủ. Hiện hầu hết các tỉnh thành đều đã có doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Mặc dù vậy, một bộ phận doanh nghiệp vẫn còn tâm lý chờ sử dụng hết lượng hóa đơn giấy còn lại mới chuyển đổi. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp sẽ thiệt thòi lớn nếu cố sử dụng nốt số hóa đơn giấy còn tồn tại thay vì hóa đơn điện tử vì có thể gặp khó khăn, bất cập của hình thức hóa đơn trước đây trong giao dịch, bảo quản hóa đơn hay các thủ tục nộp thuế.
Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị tất cả các doanh nghiệp nên chủ động chuyển đổi sang hóa đơn điện tử mà không cần chờ đến thời hạn “bắt buộc phải sử dụng” để tránh các sai sót do thiếu thời gian chuẩn bị. Từ nay đến thời hạn 01/11/2020 bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định trong Nghị định 119/2018/NĐ-CP không còn nhiều, các doanh nghiệp nên tìm cho mình một nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử uy tín để triển khai sử dụng hình thức hóa đơn mới này, tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Tình hình triển khai đối với các hộ kinh doanh

Khi thông tin về việc bắt buộc chuyển đổi, “phủ sóng” hóa đơn điện tử được tuyên truyền rộng rãi, không thể phủ nhận rằng một bộ phận không nhỏ các hộ kinh doanh có tâm lý e ngại trước chủ trương ngày của Chính phủ. E ngại là bởi sợ quá trình triển khai sẽ phức tạp, đòi hỏi nhiều đầu tư, tốn thời gian, tốn chi phí. Tuy nhiên, tâm lý đó hoàn toàn bắt nguồn từ việc thiếu thông tin.
Theo quy định, với những hộ kinh doanh lớn, có đủ điều kiện cơ sở hạn tầng công nghệ thông tin, hộ kinh doanh có thể tự khởi tạo và áp dụng hóa đơn điện tử thông thường. Với các hộ kinh doanh nhỏ không đủ điều kiện cơ sở hạ tầng CNTT, các hộ thuộc nhóm này có thể đến cơ quan thuế để cơ quan thuế khởi tạo HĐĐT cấp cho hộ kinh doanh (HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế).
Bên cạnh đó, theo bà Tạ Thị Phương Lan - Phó vụ trưởng Vụ quản lý thuế Thu nhập cá nhân - Tổng cục Thuế, Nghị định 119 tập trung vào nhóm hộ lớn, chiếm khoảng 7 - 10% tổng số hộ kinh doanh đang hoạt động hiện nay (khoảng 1,7 triệu hộ). Nhóm hộ kinh doanh lớn này bắt buộc phải sử dụng HĐĐT, sử dụng sổ sách kế toán, nộp thuế theo kê khai và không áp dụng thuế khoán như các hộ kinh doanh nhỏ. Với quy định như vậy, các hộ lớn đã được đối xử như doanh nghiệp. Còn các hộ nhỏ hơn không nên quá lo lắng. Bộ Tài chính cũng đang có kế hoạch sửa đổi chế độ kế toán đối với hộ kinh doanh để thúc đẩy các hộ kinh doanh lớn chuyển lên thành doanh nghiệp, ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp núp bóng hộ kinh doanh để trốn thuế.
Sau thời gian tìm hiểu và làm quen với hóa đơn điện tử, các hộ kinh doanh bước đầu đã gạt bỏ được tâm lý hoang mang, ngại thay đổi, không né tránh quy định và ủng hộ chủ trương chuyển đổi sang sử sụng hóa đơn điện tử.
Với những tín hiệu đáng mừng từ khối doanh nghiệp và các hộ kinh doanh, có cơ sở để tin rằng nhiều khả năng mục tiêu phủ sóng hóa đơn điện tử của Chính phủ và Bộ Tài chính sẽ sớm được hoàn thành.
Là nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử đã triển khai cho hàng nghìn doanh nghiệp thuộc đa dạng quy mô, loại hình, Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn sẵn sàng tư vấn và giải đáp thắc mắc cho các đơn vị. Phần mềm hóa đơn điện tử E-Invoice của Thái Sơn không chỉ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Tổng cục Thuế mà còn chinh phục được những khách hàng có tiêu chuẩn cao là những thương hiệu hàng đầu. Thái Sơn tự hào khi E-Invoice được lựa chọn triển khai tại: Honda, Samsung, Lotte, KFC, Grab, Golden Gate, Circle K … và nhiều doanh nghiệp khác.

3. Kết luận

Như vậy, bài viết hôm nay của Doanh nghiệp 4.0 đã cùng bạn cập nhật tình hình triển khai hóa đơn điện tử trên cả nước. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã đem đến những thông tin hữu ích tới quý độc giả. Trân trọng!