Căn cứ theo Điều 25. Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức phạt mất hóa đơn trước khi thực hiện thông báo phát hành:
Phạt cảnh cáo đối với hành vi khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn thời hạn từ 1-5 ngày, tính từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định, có tình tiết giảm nhẹ.
>> Tham khảo: Lựa chọn phần mềm chữ ký số như thế nào?
Phạt 1-4 triệu đồng nếu khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn chậm 1-5 ngày, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định, không có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt 4-8 triệu đồng đối với một trong các hành vi:
Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn 6 ngày trở lên, tính từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định.
Không khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Kế toán doanh nghiệp cần lưu ý: Đối với bên bán thì liên 2 là liên giao cho khách hàng nhưng đối với bên mua thì liên 2 là hóa đơn đầu vào.
Căn cứ theo Khoản 2, Khoản 3 và Khoảng 4 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
- Nếu bên bán làm mất hóa đơn liên 2
Phạt 4-8 triệu đồng nếu làm mất hóa đơn chưa lập.
Phạt 3-5 triệu đồng nếu làm mất hóa đơn đã lập, trong quá trình sử dụng người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt 4-8 triệu đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập trong quá trình sử dụng người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, không tình tiết giảm nhẹ.
- Nếu bên mua làm mất hóa đơn đầu vào liên 2
Trường hợp làm mất hóa đơn đầu vào liên 2 trong quá trình sử dụng:
Phạt 3-5 triệu đồng nếu bên mua có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt 4-8 triệu đồng nếu không có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt 5-10 triệu đồng nếu làm mất trong thời gian lưu trữ.
>> Tham khảo: Cách tính thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp.
- Nếu bên thứ ba làm mất hóa đơn đầu vào liên 2
Nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với bên bán thì bên bán là đối tượng xử phạt.
Nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với bên mua thì bên mua là đối tượng xử phạt.
Khắc phục tất cả các điểm hạn chế của các phương pháp quản lý hóa đơn điện tử đầu vào nêu trên, sử dụng phần mềm quản lý hóa đơn đầu vào là hình thức tối ưu nhất hiện nay.
Phần mềm quản lý hóa đơn đầu vào giúp kế toán giảm bớt tối đa thời gian nhập liệu, đối chiếu, so sánh và kiểm tra dữ liệu hóa đơn.
Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, hệ thống phần mềm sẽ tự động cập nhật dữ liệu lên phần mềm, phục vụ cho quá trình tra cứu dữ liệu.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Được phát triển bởi Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn, phần mềm quản lý hóa đơn đầu vào GETinvoice giúp kế toán tiết kiệm tối đa thời gian, tối ưu hiệu quả công việc.
Không chỉ hỗ trợ quản lý hóa đơn đầu vào, phần mềm cung cấp nhiều tiện ích góp phần tối ưu công việc của kế toán, đảm bảo an toàn thông tin, tối đa bảo mật dữ liệu.
Ngoài ra, Quy định về thời hạn kê hóa đơn đầu vào của cơ sở kinh doanh được hướng dẫn mới, trong Khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT- BTC, thay thế cho Thông tư số 06/2012/TT-BTC như sau:
Khấu trừ, kê khai hóa đơn (thuế giá trị gia tăng) đầu vào phát sinh tại kỳ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt hóa đơn đã xuất dùng hay còn lại trong kho.
Nếu cơ sở kinh doanh phát hiện có sai sót trong số thuế giá trị gia tăng đã khê khai, khấu trừ thì được kê khai, bổ sung trước khi cơ quan thuế/ cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế.
>> Tham khảo: Khi nào dùng mã LOT trong xuất nhập khẩu?
Tuy nhiên, thời hạn kê hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp được nới lỏng khi Quốc hội ban hành Luật Quản lý thuế năm 2019.
Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 47, Luật Quản lý thuế 2019, thời hại sửa hóa đơn đầu vào đã kê khai (hồ sơ khai thuế) như sau:
Nếu người nộp thuế nhận thấy có sai sót trong hồ sơ khai thuế đã nộp thì được phép khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm.
Thời gian điều chỉnh tính từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế đã có sai sót. Nhưng với điều kiện là nộp hồ sơ khai điều chỉnh trước khi cơ quan thuế/ cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra trụ sở doanh nghiệp.
– Cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này (ngoại trừ trừ các trường hợp không bị không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định tại Khoản 3 & 4, Điều 142 của Luật này).
>> Tham khảo: Thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần.
– Quy định xử lý với các hành vi sai phạm khi cơ quan thuế thanh tra tại Điểm b & c, Khoản 1, Điều 59 của Luật này như sau:
“- Doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp nếu khai bổ sung hồ sơ khai thuế dẫn đến tăng số tiền thuế phải nộp hoặc khi cơ quan có thẩm quyền thanh tra thuế phát hiện doanh nghiệp khai thiếu số tiền thuế phải nộp. Thời gian chậm nộp tính từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
– Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;”
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét