Hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế có tính bảo mật cao vì sử dụng chữ ký số của người bán nên khả năng làm giả hóa đơn là khó.
>> Tham khảo: Thời điểm lập hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống.
Vì vậy, việc sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy (hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in) sẽ khắc phục được tình trạng làm giả hóa đơn.
Đó là ý kiến của bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng phòng thuế VAT, Vụ chính sách thuế Tổng cục Thuế tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Tài chính tổ chức ngày 8-9 tại TP.HCM.
Theo bà Hà, lợi ích của áp dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế giảm thời gian làm thủ tục hành chính thuế, giúp doanh nghiệp giảm thời gian đăng ký sử dụng hóa đơn, không phải làm thủ tục đăng ký mẫu hóa đơn.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Bên cạnh đó giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp như chi phí giấy, mực in, vận chuyển và đặc biệt là chi phí lưu trữ hóa đơn.
Khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực, doanh nghiệp không phải lập báo cáo sử dụng hóa đơn, dữ liệu từ hóa đơn điện tử được kết nối tự động với phần mềm khai thuế giá trị gia tăng (VAT) nên doanh nghiệp không phải mất thời gian lập tờ khai thuế VAT.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn lo lắng về việc sử dụng hóa đơn điện tử. Như ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai băn khoăn, khi áp dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ không biết hóa đơn đó có phải của doanh nghiệp bỏ trốn hay không, nếu lỡ sử dụng hóa đơn bất hợp pháp này sẽ bị cơ quan thuế chế tài.
“Ngoài ra, thời gian áp dụng từ 1-1-2018 quá ngắn cho doanh nghiệp chuẩn bị chỉ còn vài tháng làm sao áp dụng hóa đơn điện tử ngay được? Theo tôi cần lộ trình 1-2 năm để DN chuẩn bị, trong thời gian đó doanh nghiệp vẫn sử dụng hóa đơn điện tử vừa sử dụng hóa đơn giấy”, ông Tuấn lo lắng.
>> Tham khảo: Bút toán hạch toán thuế TNDN chi tiết.
Về vấn đề này, đại diện Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục Thuế cho biết hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế nên trong quá trình xác thực thông tin, tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Vì vậy khi những doanh nghiệp đăng ký cấp mã số xác thực với cơ quan thuế sẽ được sàng lọc những doanh nghiệp bỏ trốn, hóa đơn bất hợp pháp giúp các doanh nghiệp làm ăn chân chính tránh được rủi ro khi làm ăn hợp tác.
Đại diện Tổng cục Thuế cũng cho rằng Dự thảo Nghị định quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ nêu rõ doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã áp dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trước ngày 1-1-2018 theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tiếp tục áp dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp nhưng tùy từng trường hợp.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Cụ thể, đối với các doanh nghiệp trước năm 2018 đã sử dụng hoa đơn điện tử hoặc hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử đang áp dụng từ 1-1-2018. Đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế áp dụng sử dụng hóa đơn từ 1-1-2018.
Còn đối với tổ chức kinh doanh có mã số thuế trước 2018 sử dụng hóa đơn tự in hệ thống máy tính, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế đang mua hóa đơn của cơ quan thuế thì từ ngày 1-7-2018 mới sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử do doanh nghiệp tự phát hành nếu đáp ứng đủ các điều kiện.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trước 2018 sử dụng hóa đơn đặt in thì trong năm 2018 tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in và Tổng cục Thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Trường hợp đủ điều kiện thì áp dụng hóa đơn điện tử do doanh nghiệp tự phát hành.
>> Tham khảo: Thuế thu nhập cá nhân được giảm trừ những khoản nào?
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hóa đơn điện tử và khách hàng đang sử dụng E-invoice theo Thông tư 78, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn tiến hành cập nhật kịp thời các tính năng mới của Einvoice chuẩn hóa theo Thông tư 78. Theo đó, các tính năng mới được cập nhật như:
02 loại hóa đơn mới được cập nhật tại phần mềm E-invoice là:
- Hóa đơn điện tử bán tài sản công.
- Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia.
Hai loại hóa đơn trên nói riêng và các loại hóa đơn của E-invoice nói chung đều được thiết lập dựa trên tiêu chuẩn của Thông tư 78 và áp dụng theo ký hiệu mẫu số, số hóa hóa đơn.
Bên cạnh các chức năng đối với hóa đơn điện tử, tính năng mới của Einvoice giúp xử lý hóa đơn giấy dễ dàng.
Ngoài ra, phần mềm còn xử lý dữ liệu hóa đơn điện tử dưới định dạng XML, đáp ứng chuẩn cấu trúc dữ liệu theo quy định của Tổng cục thuế, Bộ Tài chính.
>> Tham khảo: Hóa đơn đầu vào đã kê khai thuế có cần lưu trữ lại không?
Với việc cập nhật các tính năng mới của E-invoice, ThaisonSoft không chỉ hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn áp dụng hóa đơn điện tử mà còn tuân thủ các quy định về hóa đơn điện tử của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế.
Theo đó, E-invoice là phần mềm cung cấp hóa đơn điện tử hợp pháp hóa, giúp cho khách hàng an tâm khi sử dụng.
Trước đây, theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 86/2020/TT-BTC, các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020.
Điều này đồng nghĩa rằng thời hạn sử dụng hóa đơn giấy phải chấm dứt muộn nhất vào ngày 31/10/2020.
Tuy nhiên, ngày 19/20/2020, khi Chính Phủ cho ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử và chấm dứt sử dụng hóa đơn giấy cũng có sự thay đổi.
>> Tham khảo: Truyenthu, Camtruyen, Gzone6.
Căn cứ vào Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử đã được chuyển từ ngày 01/11/2020 sang ngày 01/7/2022.
Theo đó, các doanh nghiệp cũng phải chấm dứt sử dụng hóa đơn giấy muộn nhất từ ngày 30/6/2022.
Hiện nay, không ít người dùng thắc mắc: Doanh nghiệp có được phép sử dụng song song cả hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy hay không? Thời hạn sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy đến bao giờ?
Để giải đáp những thắc mắc trên, bạn và doanh nghiệp có thể tham khảo Công văn số 48825/CT-TTHT, được Tổng cục Thuế ban hành ngày 24/06/2019, quy định về việc dùng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy.
Trong nội dung Công văn 48825/CT-TTHT, Tổng Cục Thuế khẳng định: Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 – 31/10/2020 thì Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực nên trong khoảng thời gian này, các đơn vị kinh doanh có thể được cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau: Hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in. Trong đó, Nhà nước khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử.
>> Tham khảo: Kê khai thuế với biên lai thu phí.
Như vậy, với quy định như trên thì việc doanh nghiệp sử dụng song song cả hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy là hợp pháp.
Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 59, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, mới ban hành gần đây nhất, Chính Phủ đã quy định sẽ tiếp tục duy trì hiệu lực thi hành của Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP đến ngày 30/06/2022.
Thay đổi này đồng nghĩa rằng: Các doanh nghiệp được phép sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy đến hết ngày 30/06/2022.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét