Những trường hợp hóa đơn điện tử không cần đủ thông tin

Lập hóa đơn


Để đảm bảo hóa đơn được lập theo đúng quy định, doanh nghiệp nên tuân thủ một số nguyên tắc như:

Đảm bảo nội dung trên hóa đơn

Hóa đơn được lập phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Người bán không được phép tẩy, xóa hoặc sửa chữa hóa đơn.

>> Tham khảo: Thời hạn nộp thuế môn bài được quy định thế nào?

Hóa đơn phải dùng cùng máu mực, loại mực không phai và không sử dụng màu mực đỏ.

Chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống nếu có.

Đối với loại hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in có phần gạch trống được lập bằng máy tính thì không cần gạch chéo.

Hóa đơn được lập một lần gồm nhiều liên

Trong quá trình lập hóa đơn, người bán cần lập hóa đơn thành nhiều liên. Nội dung trên các liên hóa đơn phải có cùng một số và thống nhất.

Đối với hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, tiền nước… khi lập hóa đơn, liên hóa đơn được thay thế bằng bảng kê chi tiết số hóa đơn thực tế đã lập.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Người bán phải lập hóa đơn bán hàng

Người bán phải lập hóa đơn bao gồm cả các trường hợp sau:

Sản phẩm, dịch vụ được sử dụng làm quà tặng, khuyến mãi, quảng cáo, hàng mẫu.

Hàng hóa để cho, tặng, biếu.

Hàng hóa dùng để trả lương, thưởng cho nhân viên.

Đối với hàng hóa luân chuyển nội bộ để làm nguyên liệu cho các bước sản xuất khác thì không cần lập hóa đơn.

>> Tham khảo: Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.

Theo Điểm b, Khoản 5 của Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nội dung của chứng từ, quy định như sau:

“Nội dung của hóa đơn

Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua

b) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.

…”

Do đó, khi người mua là cá nhân không có mã số thuế, hóa đơn không cần phải thể hiện mã số thuế, áp dụng cho cả hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử.

Ngoài mã số thuế, trong một số trường hợp cụ thể thì hóa đơn điện tử cũng có thể loại bỏ bớt các nội dung khác.

>> Tham khảo: Cập nhật quy định mới nhất về thời hạn đóng thuế TNCN.

Cụ thể theo Điều 14, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

Không cần chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử, kể cả khi lập Hóa đơn Điện tử khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài.

Hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không cần phải có chữ ký số của người bán hoặc người mua.

Trong trường hợp bán hàng tại siêu thị hoặc trung tâm thương mại cho khách hàng cá nhân không kinh doanh, hóa đơn phải bao gồm tên, địa chỉ và mã số thuế của người mua.

Riêng đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng cá nhân không kinh doanh, không cần phải có các thông tin như:

Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn,\.

>> Tham khảo: Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống dành cho nhà hàng, khách sạn.

Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua, chữ ký số và chữ ký điện tử của người bán,

Thuế suất thuế GTGT.

Trong trường hợp chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được xác định là Hóa đơn Điện tử cho khách hàng cá nhân không kinh doanh theo thông lệ quốc tế, không cần phải bao gồm các thông tin như:

Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn,

Thuế suất thuế giá trị gia tăng,

Mã số thuế và địa chỉ của người mua,

Chữ ký số của người bán.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ: không nhất thiết phải có các nội dung:

Chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã);

Tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế);

Tiền thuế, thuế suất thuế GTGT.

Như vậy với khách hàng cá nhân không có mã số thuế, doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng mà không có thông tin mã số thuế.

Ngoài ra trong một vài trường hợp cụ thể nêu trên, hóa đơn điện tử có thể không cần ghi đầy đủ thông tin.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét