Thuế môn bài là một loại thuế trực thu mà tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phải nộp định kỳ hàng năm dựa trên vốn điều lệ/vốn đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu theo năm (đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh).
>> Tham khảo: Lập hóa đơn điện tử dễ dàng với app mobile Einvoice.
Bản chất thuế môn bài là loại thuế mà tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải nộp để có “thẻ bài” trước khi sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp được miễn.
Thuật ngữ “thuế môn bài” được sử dụng sử dụng khá phổ biến và được quy định rõ về mức thu tại Pháp lệnh 10-LCT/HĐNN7 năm 1983. Từ ngày 01/01/2017 đến nay, thuật ngữ “thuế môn bài” không còn được sử dụng trong văn bản pháp luật của nhà nước, mà thay vào đó là sử dụng thuật ngữ “lệ phí môn bài”.
Theo đó, từ ngày 01/01/2017 thì thuật ngữ “thuế môn bài” được thay thế bởi “lệ phí môn bài”, nhưng trên thực tế người dân vẫn sử dụng rất phổ biến.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Sự thay đổi từ thuế sang lệ phí không chỉ đơn thuần là thay đổi về thuật ngữ mà có sự khác biệt về bản chất, cụ thể:
- Khi môn bài là thuế: Là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Mức thuế sẽ do các luật thuế quy định và là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
- Khi môn bài là lệ phí: Là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước; là một trong những khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu.
Căn cứ theo Khoản 9, Điều 18, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp lệ phí môn bài được quy định chậm nhất là 30/1/2024.
>> Tham khảo: Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp FDI.
Riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
- Nếu được miễn lệ phí môn bài trong 6 tháng đầu năm: Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là 30/7 năm kết thúc thời gian miễn.
- Nếu được miễn lệ phí môn bài trong 6 tháng cuối năm: Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn thuế.
- Hộ, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó quay trở lại hoạt động thì nộp phí môn bài như sau:
- Hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Chậm nhất ngày 30/7 của năm hoạt động trở lại.
- Hoạt động trong 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là 30/1 của năm liền kề năm ra hoạt động.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 10, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài được quy định như sau:
– Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nếu trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài thực hiện theo quy định tại Điều 13, Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
>> Tham khảo: Xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng không có mã số thuế có hợp lệ không?
Căn cứ theo Điều 4, Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức thu lệ phí môn bài được quy định như sau:
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 03 triệu đồng/năm.
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 02 triệu đồng/năm.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 01 triệu đồng/năm.
Lưu ý:
– Mức thu lệ phí môn bài phụ thuộc vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ghi trong điều lệ hợp tác xã.
>> Tham khảo: Biểu tính thuế TNCN từng phần và toàn phần.
Nếu không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
– Tổ chức có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư tại thời điểm năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
– Nếu vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì bắt buộc phải quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài.
Việc quy đổi căn cứ theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
>> Tham khảo: Truyenthu, M5men, Camtruyen.
+ Đối với cá nhân, hộ gia đình thì mức thu lệ phí môn bài như sau:
+ Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 01 triệu đồng/năm.
+ Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.
+ Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét