Hồ sơ quyết toán thuế doanh nghiệp gồm những gì?


Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014) quy định thu nhập chịu thuế như sau:

– Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.

>> Tham khảo: Giá trị của báo cáo kiểm toán với hình thức kiểm toán độc lập.

– Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam thì đối với các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế mà nhà nước trực tiếp thu vào ngân sách của nhà nước tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ).

Để thủ tục quyết toán thuế được hoàn tất, ngoài tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN và phụ lục  03-1A/TNDN đã lập ở trên, bạn và doanh nghiệp còn phải chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu sau:

– Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính tính đến thời điểm có quyết định về việc chia cắt, hợp nhất, sáp nhập hay chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chấm dứt hoặc giải thể.

>> Tham khảo: Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn.

– Mẫu số 03-1B/TNDN (ngân hàng, tín dụng)

– Mẫu số 03-1C/TNDN (công ty chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán)

Cuối cùng, khi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả hồ sơ, bạn và doanh nghiệp chỉ cần tổng hợp lại thành một bộ hoàn chỉnh và gửi tới cơ quan thuế trực thuộc, hoặc gửi online ngay trên cổng thông tin của Tổng cục Thuế.

Ngoài ra, việc lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN bổ sung phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc sau:

Tờ khai quyết toán thuế TNDN là tờ khai theo năm nên doanh nghiệp cần phải khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Trường hợp tờ khai chỉ mắc một số sai sót đơn giản, không ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì doanh nghiệp chỉ cần khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm mà thôi.

Đối với những trường hợp hồ sơ khai bổ sung làm giảm số thuế phải nộp thì doanh nghiệp phải khai bổ sung hồ sơ khai tháng, quý và tính lại cả tiền nộp chậm (nếu có).

Theo quy định hiện hành thì thời hạn nộp bổ sung tờ khai điều chỉnh quyết toán thuế TNDN là bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc thời hạn nộp hồ sơ của lần khai thuế tiếp theo.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nộp tờ khai bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở thuế mà doanh nghiệp trực thuộc.

>> Tham khảo: Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như thế nào?

Đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định sẽ xử lý thuế sau kiểm tra, thanh tra thì doanh nghiệp được kê khai bổ sung, điều chỉnh như sau:

Nếu hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp còn sai sót không liên quan tới thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì doanh nghiệp được phép khai bổ sung, điều chỉnh. Đồng thời phải nộp tiền chậm nộp theo đúng quy định pháp luật.

Nếu hồ sơ khai thuế đã nộp có sau sót liên quan tới thời kỳ đã thanh kiểm tra nhưng không liên quan tới phạm vi đã thanh kiểm tra thì doanh nghiệp được bổ sung, điều chỉnh tờ khai và phải nộp phạt tiền chậm nộp.

Nếu hồ sơ khai thuế đã nộp có liên quan tới thời kỳ và phạm vi đã thanh kiểm tra và dẫn tới phát sinh tăng số thuế phải nộp hay giảm số thuế được hoàn/khấu trừ/đã nộp thừa thì doanh nghiệp được khai ổ sung, điều chỉnh theo đúng quy định.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét