Kê khai thuế GTGT hàng trả lại theo quy định mới nhất

Kê khai thuế GTGT

Để kê khai hàng bán bị trả lại, trước tiên kế toán cần xác định kỳ kê khai hóa đơn hàng của bên mua hoặc hóa đơn bị trả lại của bên bán.

>> Tham khảo: Nguyên tắc sử dụng hoá đơn điện tử với tổ chức khởi tạo hóa đơn.

Hóa đơn trả lại phát sinh vào kỳ nào thì thực hiện kê khai tương ứng vào kỳ đó, cụ thể:

Bên mua: Kê khai âm đầu vào khi xuất hóa đơn trả lại hàng:

+ Nếu làm bảng kê mua vào: Kê khai âm ở bảng kê mua vào.

+ Nếu không làm bảng kê mua vào: Kê khai âm tại chỉ tiêu (23), giảm thuế GTGT đầu vào tại các chỉ tiêu (24) và (25) trên tờ khai 01/GTGT.

Bên bán: Kê khai âm đầu ra khi nhận hóa đơn trả lại hàng:

+ Nếu làm bảng kê bán ra: Kê khai âm ở bảng kê bán ra.

+ Nếu không làm bảng kê bán ra: Kê khai âm từ chỉ tiêu (26) -(33).

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Khi bán hàng cho bên mua, bên bán sẽ xuất hóa đơn GTGT đầu ra:

- Bút toán ghi nhận doanh thu:

+ Nợ TK 131: Nếu người mua chưa thanh toán.

+ Nợ TK 111: Nếu người mua thanh toán tiền mặt.

+ Nợ Tk 112: Nếu người mua chuyển khoản ngân hàng.

+ Có Tk 511: Tăng doanh thu bán hàng.

+ Có Tk 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp.

>> Tham khảo: Quy định về hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

- Bút toán ghi nhận giá vốn hàng hóa:

+ Nợ TK 632: Giá vốn hàng hóa.

+ Có TK 155, 156: Thành phẩm hoặc hàng hóa.

Khi người mua trả lại hàng, bên mua sẽ phát hành hóa đơn cho bên bán theo số lượng thực nhận:

- Bút toán hạch toán giảm trừ doanh thu hàng bán:

Căn cứ vào hóa đơn GTGT bên mua xuất lại cho bên bán bên bán hàng sẽ hạch toán

+ Nợ TK 521.2: Hàng bán bị trả lại (theo Thông tư 200)

+ Nợ TK 511: Giảm trực tiếp doanh thu bán hàng hóa (nếu theo TT 133)

+ Nợ TK 3331: Giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp tương ứng với số lượng giá trị hàng hóa bị trả lại

+ Có TK 111, 112, 131.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

- Bút toán hạch toán giảm giá vốn hàng bán, tăng lượng hàng trong kho:

+ Nợ TK 155, 156: Tăng lượng hàng nhập kho (cộng thêm số hàng trả lại).

+ Có TK 632: Giảm giá vốn hàng bán.

Khi tiến hành kê khai thuế GTGT, để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp, người kê khai cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc khai thuế GTGT trong Điều 42, Chương IV, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Cụ thể:

– Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế;

– Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở. Trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này;

>> Tham khảo: Tính thuế TNCN dành cho cộng tác viên?

– Đối với với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

– Đối với các giao dịch liên kết thì kê khai thuế phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập.

Giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế.

Người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện quy định tại điểm a, điểm b khoản này và được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.

>> Tham khảo: Đặc điểm của thuế môn bài mà doanh nghiệp cần lưu ý.

– Đối với cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế thì phải tuân thủ các nguyên tắc khai thuế dưới đây:

Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ có liên quan.

Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải dựa trên thông tin của người nộp thuế, cơ sở dữ liệu thương mại có sự kiểm chứng bảo đảm tính pháp lý.

Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; đối với các thỏa thuận song phương, đa phương có sự tham gia của cơ quan thuế nước ngoài thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

>> Tham khảo: Truyenthu, M5men, Camtruyen, Gzone6.

Ngoài ra, để việc khai thuế GTGT được thuận lợi, hợp pháp, người kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp phải xác định đúng đơn vị mình thuộc đối tượng kê khai thuế theo tháng hay quý; phải áp dụng phương pháp kê khai thuế khấu trừ hay trực tiếp; đồng thời sau khi kê khai, cần phải hoàn tất đầy đủ hồ sơ khai thuế và nộp hồ sơ đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Kết luận

Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

0 Comments:

Đăng nhận xét