Vì hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hình thức hóa đơn giấy trước đây, nên việc kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử về cơ bản được thực hiện tương tự như với hóa đơn giấy.
>> Tham khảo: Những trường hợp hóa đơn điện tử không cần đủ thông tin.
Điểm khác khi kê khai thuế hóa đơn điện tử so với kê khai thuế bằng hóa đơn giấy:
Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì sẽ không bắt buộc phải kê khai hóa đơn điện tử bán ra mà chỉ cần kê khai đầy đủ hóa đơn mà doanh nghiệp mua vào.
Đồng thời, kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử cho phép doanh nghiệp thực hiện hoàn toàn trực tuyến trên các thiết bị điện tử có kết nối mạng mà không cần phải trực tiếp đến cơ quan thuế.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Nhờ đó, kế toán giảm thiểu đáng kể thời gian, công sức và chi phí cho các thủ tục hành chính.
Căn cứ Khoản 1, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, các trường hợp hóa đơn điện tử được khấu trừ thuế gồm:
- Các khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đầy đủ hóa đơn và chứng từ hợp pháp theo quy định.
- Các khoản chi có hóa đơn mua hàng, dịch vụ theo từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã được bao gồm cả thuế GTGT) khi thanh toán có sử dụng chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
>> Tham khảo: Thủ tục chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Lưu ý: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt ở trên phải đảm bảo tuân thủ theo quy định về Thuế GTGT.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn điện tử chuyển đổi thành chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu trữ, ghi sổ và theo dõi theo quy định pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực trong thanh toán,giao dịch.
Tuy nhiên, trường hợp hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế thì hóa đơn điện tử chuyển đổi sẽ được sử dụng để giao dịch, thanh toán.
Trong trường hợp này, hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử có thể được sử dụng để thực hiện kê khai thuế nếu hóa đơn chuyển đổi là hợp pháp, đảm bảo các điều kiện sau:
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
- Đảm bảo nguyên vẹn thông tin giữa hóa đơn điện tử chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc.
- Đầy đủ thông tin họ tên, chữ ký và con dấu của người thực hiện việc chuyển đổi hóa đơn.
- Có ký hiệu xác nhận việc chuyển đổi.
- Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử phải đáp ứng đầy đủ các quy định về hóa đơn điện tử chuyển đổi.
Để có được cách lưu trữ hóa đơn điện tử đầu vào an toàn, hợp pháp, trước tiên bạn cần nắm được các văn bản pháp luật hiện hành có quy định quy định về hóa đơn điện tử nói chung và lưu trữ hóa đơn điện tử nói riêng.
>> Tham khảo: Phương pháp tính thuế TNCN rút gọn đối với thu nhập từ tiền lương tiền công.
Theo đó, căn cứ vào Khoản 1, Điều 1 của Thông tư 32/2011/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định về lưu trữ hóa đơn điện tử hợp pháp như sau:
– Bên bán và mua hàng, có sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử để ghi sổ kế toán, lập các báo cáo tài chính thì cần phải tiến hành lưu trữ hóa đơn điện tử theo đúng thời hạn quy định của Luật kế toán.
Với các trường hợp hóa đơn điện tử được khởi tạo từ hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử thì các tổ chức trung gian phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn điện tử theo đúng thời hạn quy định của Luật kế toán.
– Với trường hợp bên bán hay bên mua là đơn vị kế toán thì tổ chức trung gian cần cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử cần phải có trách nhiệm lưu trữ, sao lưu dữ liệu hóa đơn điện tử ra các vật mang tin như: bút nhớ (đĩa flash USB), đĩa CD và DVD, đĩa cứng gắn ngoài, đĩa cứng gắn trong,… hoặc tiến hành sao lưu trực tuyến để có thể bảo vệ dữ liệu của hóa đơn điện tử.
>> Tham khảo: Hướng dẫn xử lý trường hợp mất hóa đơn đầu vào.
Tại Khoản 2, Điều 1 của Thông tư 32/2011/TT-BTC, Bộ Tài chính cũng quy định thêm về việc lưu trữ hóa đơn điện tử đã lập dưới dạng thông điệp dữ liệu thì cần phải thoả mãn các điều kiện sau:
– Người dùng phải truy cập và xem được nội dung của hóa đơn điện tử nhằm tham chiếu những khi cần thiết.
– Nội dung của hóa đơn điện tử cần được lưu trữ trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi đi hay nhận về, hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện nội dung hóa đơn điện tử đó một cách chính xác nhất.
– Hóa đơn điện tử phải được lưu trữ theo một cách thức nhất định, cho phép người dùng xác định được nguồn gốc khởi tạo, nơi đến và ngày giờ gửi/nhận hóa đơn điện tử.
Như vậy, với các quy định nêu trên của Bộ Tài chính về vấn đề lưu trữ hóa đơn điện tử thì các hóa đơn điện tử sau khi được xuất phải được lưu trữ thông thường khoảng 10 năm để đảm bảo tính hợp pháp theo quy định của Luật Kế toán.
>> Tham khảo: Kê khai thuế TNCN từ tài sản nhà đất.
Thực tế, so với các hóa đơn giấy thì rủi ro cháy, mất, hỏng hóa đơn điện tử là không thể xảy ra.
Tuy nhiên, để nâng cấp tối đa tính bảo mật cho thông tin hóa đơn nói chung, thông tin doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp nói riêng thì các tổ chức, doanh nghiệp cũng nên lựa chọn lựa chọn sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử chuyên nghiệp, của các nhà cung cấp uy tín để có thể “chọn mặt gửi vàng”.
Bởi lẽ, trong kinh doanh, tính bảo mật thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra với mỗi tổ chức, doanh nghiệp.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét