Mẫu số hóa đơn điện tử là gì?

Khái niệm mẫu số hóa đơn điện tử

Hoá đơn là một chứng từ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó.

Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền.

>> Tham khảo: Vì sao cần lập báo cáo tài chính?

Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận. 

Theo quy định của Điều 3 trong Thông tư 68/2019/TT-BTC, ký hiệu của hóa đơn điện tử bao gồm một nhóm 06 ký tự, bao gồm chữ viết và số, để thể hiện các thông tin về loại hóa đơn, có mã hoặc không có mã từ cơ quan thuế, năm lập hóa đơn, và loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Cụ thể:

– Kí tự đứng trước của ký hiệu hóa đơn điện tử là mẫu số hóa đơn điện tử có số từ 1 tới 6, thể hiện loại hóa đơn điện tử

– Ký tự tiếp theo: Là chữ cái C hoặc K:

+ C: Thể hiện hóa đơn điện tử có mã từ cơ quan thuế.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

+ K: Thể hiện hóa đơn điện tử không có mã từ cơ quan thuế.

– Hai ký tự tiếp theo: Là hai chữ số Ả rập biểu thị năm lập hóa đơn điện tử.

– Ký tự tiếp theo sau năm lập hóa đơn: Là một chữ cái, có thể là T, D, L hoặc M, thể hiện loại hóa đơn điện tử:

+ T: Hóa đơn điện tử do doanh nghiệp đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.

+ D: Hóa đơn điện tử đặc thù không cần phải tuân thủ một số tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đăng ký sử dụng.

>> Tham khảo: Cấu trúc bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

+ L: Áp dụng cho hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.

+ M: Áp dụng cho hóa đơn điện tử được tạo ra từ máy tính tiền.

Mẫu số hóa đơn điện tử  là một trong sáu số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6; trong đó mỗi số tự nhiên đại diện cho một loại hóa đơn điện tử như sau:

Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng.

Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng.

Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công.

Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia.

Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn bao gồm: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.

Như vậy, mỗi loại mẫu số đều có những ý nghĩa riêng mà kế toán cần nắm được để có sự phân loại chính xác, phục vụ cho quá trình tra cứu và sử dụng hóa đơn điện tử.

Theo quy định của Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 4, Thông tư 78/2021/TT-BTC về việc xác định ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn và số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn được xác định theo năm tạo hóa đơn và số hóa đơn sẽ được bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Khi chuyển đổi sang năm mới, hệ thống sẽ tự động chuyển số lượng hóa đơn còn lại từ ký hiệu của năm cũ sang ký hiệu hóa đơn của năm mới.

>> Tham khảo: Báo cáo kế toán quản trị có những yêu cầu gì?

Ví dụ:

Năm 2023: Ký hiệu 1C23TAA còn 100 số, khi chuyển đổi sang năm 2024, ký hiệu là 1C24TAA với tổng số hóa đơn là 100 và số hóa đơn bắt đầu từ số 1.

Do đó, khi bắt đầu năm 2024, số hóa đơn sẽ được đánh lại từ 1 tương ứng với từng ký hiệu hóa đơn.

Đối với khách hàng sử dụng E-invoice, hệ thống sẽ tự động cập nhật năm làm việc và ký hiệu của hóa đơn thành năm 2024 khi bước sang năm mới.

Theo đó, khi muốn xem báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp ngay trên điện thoại, kế toán doanh nghiệp chỉ cần mở app E-invoice và truy cập vào mục Thống kê.

Tại giao diện chính của chức năng này, tất cả các thông số về hóa đơn phát hành, tình hình sử dụng hóa đơn và trạng thái hóa đơn sẽ được hiển thị đầy đủ, vừa bao quát lại vừa vô cùng chi tiết thông qua các biểu đồ rất trực quan.

>> Tham khảo: Căn cứ xác định hóa đơn điện tử hợp lệ.

– Hóa đơn đã phát hành 

Đây là mục sẽ phản ánh một cách tổng quát nhất các thông số: Số hóa đơn đã phát hành trong năm, Số hóa đơn còn được sử dụng, Tổng tiền thuế trong năm và Giá trị hóa đơn phát hành trong năm của DN, tính tới thời điểm đang xem.

Không chỉ thể hiện qua con số rõ ràng mà biểu đồ biểu thị cũng rất trực quan, giúp bất kể ai khi nhìn vào đều có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin.

– Tình hình sử dụng hóa đơn

Thông qua biểu đồ đường và các số liệu cụ thể, người dùng có thể dễ dàng nắm được tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp và dễ dàng so sánh sự biến động về số lượng hóa đơn sử dụng giữa các tháng trong năm với nhau.

>> Tham khảo: Truyenthu, Camtruyen, Gzone6, Blog tin tức hóa đơn.

Tại mục này, người dùng có thể nhấn chọn xem tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm tùy muốn. Sau đó, hệ thống sẽ tự cập nhật dữ liệu từ trung bình, cao nhất và thấp rất rồi thực hiện vẽ biểu đồ cho người dùng dễ quan sát nhất.

– Trạng thái

Đây là mục sẽ tổng hợp tới người dùng tổng số liệu: Hóa đơn chưa phát hành, Hóa đơn thay thế, Hóa đơn xóa bỏ và Hóa đơn điều chỉnh của doanh nghiệp trong năm, tính đến thời điểm xem.

Dựa vào đây, kế toán doanh nghiệp có thể lên kế hoạch xúc tiến các hóa đơn phát hành và rà soát lại các lỗi xảy ra khi lập, xuất hóa đơn nhằm rút kinh nghiệm cho những lần sau.

>> Tham khảo: Phương pháp tính thuế TNCN rút gọn.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét