Hóa đơn điện tử tiếp khách cần chú ý những gì?

Viết hóa đơn điện tử tiếp khách thế nào

Trong quá trình lập hóa đơn, tùy thuộc doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn giấy hay hóa đơn điện tử mà kế toán cần có cách lập hóa đơn khác nhau:

- Đối với hóa đơn giấy

Có 2 cách viết hóa đơn dịch vụ ăn uống, tiếp khách:

Cách 1: Liệt kê, ghi đầy đủ danh sách các món ăn, đồ uống, dịch vụ đã sử dụng trên hóa đơn.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Cách 2: Lập hóa đơn kèm bảng kê. Trên hóa đơn ghi phần “Tên hàng hóa, dịch vụ” là “Dịch vụ ăn uống” thì cần có bảng kê đi kèm thể hiện danh sách chi tiết các món ăn, đồ uống, dịch vụ đi kèm, tuân thủ theo Khoản 2, Điều 9, Thông tư 39/2014/TT-BTC.

- Đối với hóa đơn điện tử

Trên hóa đơn phải thể hiện đầy đủ, chính xác danh mục hàng hóa đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết, tuân thủ theo các Thông tư, Nghị định mới nhất về hóa đơn điện tử.

Phần lớn các hóa đơn dịch vụ ăn uống, tiếp khách ghi ở mục “Tên hàng hóa, dịch vụ” là “Tiếp khách” hoặc “Chi phí tiếp khách”.

>> Tham khảo: Tính lệ phí trước bạ nhà đất thế nào?

Tuy nhiên, trong danh sách mã ngành nghề đăng ký kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TT ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chỉ có ngành “Dịch vụ ăn uống”, không có ngành “Tiếp khách”.

Vì vậy, theo hướng dẫn tại các Công văn của Chi cục thuế thì các chi phí tiếp khách trong hóa đơn phải ghi rõ mặt hàng là “Dịch vụ ăn uống”.

Mặt khác, hóa đơn tiếp khách (dịch vụ ăn uống) hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Hóa đơn giấy: Được khởi tạo, phát hành và sử dụng tuân thủ theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Hóa đơn điện tử: Được khởi tạo và phát hành, sử dụng tuân thủ theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 69/2019/TT-BTC,…

Trên hóa đơn phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử (E-invoice) của Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn là giải pháp hóa đơn điện tử được nhiều doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam tin dùng như: Coca Cola, Aeon Mall, CGV, Lazada, Golden Gate,…

Năm 2011, E-invoice trở thành giải pháp hóa đơn điện tử đầu tiên được Tổng cục thuế thẩm định, đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp đưa ra giải pháp số tiết kiệm nhân lực và vật lực trong nhiều năm qua.

Mới đây, trước sự phát triển của công nghệ trên toàn cầu, Bộ Tài chính ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2021 và Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 18/09/2021 áp dụng hóa đơn điện tử từng bước và dần dần chuyển đổi toàn diện đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và ngành thuế.

Trước quyết định trên, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn trở thành một trong những đơn vị tham gia quá trình kiểm tra, đánh giá và vận hành hệ thống hóa đơn điện tử của Tổng cục thuế nhằm đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế theo quy định của Nghị định 123 và Thông tư 78.

>> Tham khảo: Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ và mức phạt nếu vi phạm.

Việc nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử eTVAN của ThaisonSoft đã đáp ứng các yêu cầu của Luật quản lý thuế 38/2019/QH18, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Theo đó, công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn đã chính thức được Tổng Cục Thuế lựa chọn ký hợp đồng, thuộc top 3 các tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử.

Phần mềm E-invoice đáp ứng yêu cầu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78

Theo quy định của Thông tư 78/2021/TT-BTC, các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cần phải đáp ứng các tiêu chí về chủ thể, nhân sự cũng như các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết để cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế đưa ra.

Trước yêu cầu về hóa đơn điện tử ban hành theo Thông tư 78, ThaisonSoft đã nâng cấp thêm các tính năng mới cho E-invoice chuẩn hóa theo quy định về hóa đơn điện tử . Các nhóm chức năng mới được cập nhật như:

  • Nhóm chức năng thiết kế mẫu hóa đơn.
  • Nhóm chức năng lập hóa đơn.
  • Nhóm chức năng xử lý hóa đơn.

Bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng các nhóm chức năng mới cũng như phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, ThaisonSoft còn hỗ trợ khách hàng chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử một cách nhanh chóng và dễ dàng đảm bảo quá trình kiểm tra, lưu trữ và xử lý hóa đơn.

>> Tham khảo: Các bước xử lý khi doanh nghiệp để mất hóa đơn đầu vào.

Theo kế hoạch của Tổng cục thuế, triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo 02 giai đoạn bắt đầu từ tháng 11/2021 đến tháng 7/2022.

Ở giai đoạn 1, hóa đơn điện tử sẽ áp dụng đối với 06 tỉnh/thành phố, bao gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định. Giai đoạn 02 áp dụng với các tỉnh/thành phố còn lại.

Hóa đơn điện tử sẽ được kết nối trực tiếp với Tổng cục thuế, doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử nhanh chóng, thuận tiện, không có quá nhiều thủ tục phức tạp như trước đây.

Do vậy, quá trình nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử thuận lợi hơn, quá trình xuất hóa đơn cũng trở nên hiệu quả, tin cậy, tiết kiệm chi phí đồng thời có thể tra cứu, thống kê và tổng hợp tránh trường hợp mất, hỏng hoặc bỏ sót hóa đơn điện tử của đơn vị mình.

ThaisonSoft đồng hành cùng các doanh nghiệp trong 02 giai đoạn áp dụng hóa đơn điện tử, dễ dàng đạt được các hiệu quả mà hóa đơn điện tử mang lại được đề ra ở trên.

>> Tham khảo: Lưu trữ hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Để đồng hành cùng khách hàng, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 trải dài ba miền Bắc- Trung- Nam sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình triển khai và sử dụng hóa đơn điện tử.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét