Thời điểm xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài được quy định thế nào?

Thời điểm xuất hóa đơn

Đối với hoạt động xuất khẩu, có 2 loại hóa đơn cần lưu ý là hóa đơn thương mại và hóa đơn điện tử.

Hóa đơn thương mại là là một loại chứng từ thương mại phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hoặc dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán theo một số điều kiện cụ thể.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Một mẫu hóa đơn thương mại cần có các nội dung chính sau:

  • Thông tin người bán, người mua.
  • Số hóa đơn: Là tên viết tắt hợp lệ do bên xuất khẩu quy định.
  • Thời điểm xuất hóa đơn: Theo thông lệ hoạt động thương mại quốc tế.
  • Phương thức thanh toán.
  • Mô tả chi tiết sản phẩm.
  • Số lượng sản phẩm.
  • Giá, tổng tiền, loại tiền,…

Một mẫu hóa đơn điện tử cần có các nội dung sau:
  • Tên loại hóa đơn
  • Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn
  • Liên hóa đơn
  • Số thứ tự hóa đơn
  • Thông tin người bán
  • Thông tin người mua
  • Thông tin hàng hóa, dịch vụ
  • Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên
  • Ngày, tháng, năm lập hóa đơn
  • Thông tin tổ chức cung cấp hóa đơn.

Về thời điểm xuất hóa đơn xuất khẩu, doanh nghiệp tham khảo thời điểm phát hành hóa đơn điện tử xuất khẩu theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể, theo Điểm c, Khoản 3, Điều 13, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn GTGT đối với hàng xuất khẩu được quy định:

Sau khi hàng hóa đã xuất khẩu theo thực tế và có xác nhận của cơ quan hải quan đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu.

Sau khi hoàn thiện thủ tục cho hàng xuất khẩu đối với trường hợp người khai hải quan kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Thời điểm lập hóa đơn GTGT đối với hàng xuất khẩu theo quy định trên là sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu. 

Do đó, tại thời điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu người khai hải quan chưa thể phát hành hóa đơn GTGT để nộp trong bộ hồ sơ hải quan. 

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Cũng theo Công văn số: 2054/TCHQ-GSQL:

“Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử là thực hiện theo pháp luật Việt Nam còn hóa đơn trong thương mại quốc tế thực hiện theo thông lệ quốc tế. Thời điểm phát hành 02 loại hóa đơn này là khác nhau: hóa đơn thương mại phát hành trước khi làm thủ tục hải quan còn hóa đơn điện tử phát hành sau. 

Do vậy, Tổng cục Hải quan không thể hướng dẫn người khai hải quan nộp hóa đơn GTGT điện tử trong bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu để làm thủ tục hải quan.”

Theo Điểm c, Khoản 13, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

“c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.

- Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

>> Tham khảo: Hướng dẫn xử lý trường hợp kê khai thiếu hóa đơn.

- Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD – Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu).

- Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.”

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

0 Comments:

Đăng nhận xét