Lợi ích của chữ ký điện tử

Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng chữ ký điện tử?

Chữ ký điện tử ngày càng được sử dụng phổ biến. Không chỉ là xu hướng của thời đại công nghệ số, chữ ký điện tử còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

- Tiết kiệm thời gian: Việc sử dụng chữ ký điện tử tiết kiệm thời gian hơn so với chữ ký tay truyền thống trong quá trình giao dịch điện tử.

- Sử dụng linh hoạt: Với chữ ký điện tử, người dùng có thể thực hiện đa dạng các giao dịch như gửi cam kết qua email, ký bằng bút ký điện tử tại màn hình cảm ứng của các quầy tính tiền, ký hợp đồng điện tử,… ở bất kỳ nơi đâu và bất cứ thời gian nào.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

- Đơn giản hóa quá trình chứng nhận: Chữ ký điện tử góp phần giúp các quá trình gửi tài liệu, hồ sơ cho khách hàng, đối tác thuận tiện hơn, không cần gặp mặt trực tiếp.

- Bảo mật: Chữ ký điện tử giúp bảo mật danh tính của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp một cách an toàn.

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được quy định theo Điều 24, Luật Giao dịch điện tử, cụ thể như sau:

“1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:

>> Tham khảo: Báo cáo tình hình sử dụng biên lai.

a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;

b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch điện tử và chữ ký điện tử đó có chứng thực.”

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Mặt khác, theo Khoản 1, Điều 22, Luật Giao dịch điện tử: Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:

- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;

- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;

- Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;

- Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.”

>> Tham khảo: Nộp thuế TNDN năm 2022 như thế nào?

Ngoài ra, một số quy định pháp luật về chữ ký điện tử còn được cụ thể tại Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính Phủ.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét