Căn cứ Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy mức độ vi phạm mà hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn
Mức phạt tiền 1 lần số thuế trốn sẽ được áp dụng đối với trường hợp NNT có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi phạm phải những hành vi vi phạm sau:
– NNT không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, tính từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc tính từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. Ngoại trừ các trường hợp đã quy định tại Điểm b, c của Khoản 4 và khoản 5 trong Điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ-CP này.
– NNT không ghi chép vào sổ kế toán các khoản thu có liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn tới thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế. Ngoại trừ các hành vi quy định tại Điều 16, Nghị định 125/2020/NĐ-CP này.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
NNT không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, ngoại trừ trường hợp NNT đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nhưng sai thông tin về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
– NNT sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn nhằm mục đích khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
– NNT sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế nhằm mục đích xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng với thực tế nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.
– NNT sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định nhưng lại không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.
– NNT có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng lại không thông báo với cơ quan thuế. Ngoại trừ các trường hợp được quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 10 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP này.
>> Tham khảo: Mức phạt nếu doanh nghiệp làm mất, cháy, hỏng hóa đơn.
2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn
Mức phạt 1,5 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các hành vi sai phạm ở mục 2.1 nhưng không hề có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn
Mức phạt tiền 2 lần số thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các các hành vi sai phạm ở mục 2.1 và có một tình tiết tăng nặng.
>> Tham khảo: Tổng hợp quy định xử phạt vi phạm hành chính về Thuế theo nghị định 125.
4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn
Mức phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các hành vi sai phạm ở mục 2.1 và có hai tình tiết tăng nặng.
5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn
Mức phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các hành vi sai phạm ở mục 2.1 và có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Lưu ý rằng: bên cạnh việc phải chịu xử phạt, các đơn vị kinh doanh phạm phải vi phạm trốn thuế sẽ phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo đúng Khoản 6, Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết việc có hóa đơn đầu vào nhưng không kê khai thì có vi phạm hay không. Đồng thời cập nhật tới bạn và doanh nghiệp các rủi ro có thể gặp phải khi không kê khai hóa đơn đầu vào.
Kết luận
Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét