Lập biên bản thu hồi hóa đơn như thế nào?

Bài viết từ Doanh nghiệp 4.0 xin giải đáp về cách lập biên bản thu hồi hóa đơn hay còn gọi là biên bản xóa bỏ hóa đơn. 

1. Những trường hợp cần lập biên bản thu hồi hóa đơn

Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, một số hóa đơn khi phát hiện sai sót dẫn đến phải hủy bỏ thì người mua cần lập biên bản thu hồi (hay còn gọi là biên bản xóa bỏ hóa đơn) với các liên của số hóa đơn đã lập sai. Điều này được áp dụng cụ thể với các trường hợp hóa đơn sau:
  • Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp hóa đơn viết sai đã kê khai thì không được lập biên bản xóa bỏ mà doanh nghiệp cần phải lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh.

2. Những nội dung trên biên bản xóa bỏ hóa đơn

Biên bản thu hồi hóa đơn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nội dung dưới đây:
  • Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
  • Ngày trên biên bản xóa bỏ hóa đơn và ngày trên hóa đơn mới phải trùng khớp với nhau.
  • Nội dung biên bản xóa bỏ hóa đơn phải thể hiện được: Lý do thu hồi hóa đơn; thu hồi hóa đơn số… ngày/tháng/năm… ký hiệu…; xuất hóa đơn mới số…. ngày/tháng/năm… ký hiệu…

3. Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn

Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn cập nhật năm 2020:
Ảnh minh họa

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết từ Doanh nghiệp 4.0 đã đem đến những nội dung hữu ích đến quý độc giả và quý doanh nghiệp.
Để được tư vấn về hóa đơn điện tử, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 11 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

0 Comments:

Đăng nhận xét