Các loại hóa đơn điện tử

Bài viết của Doanh Nghiệp 4.0 sẽ tổng hợp tất cả những điều bạn cần biết về các loại hóa đơn điện tử

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định về hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử bao gồm các loại: Hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác bao gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,... phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng,... hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Hóa đơn điện tử có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy trong nhu cầu lưu thông hàng hóa, quản lý hóa đơn của người bán hoặc người mua.

Có 3 loại hóa đơn điện tử, gồm có:

2. Hóa đơn giá trị gia tăng (Hóa đơn có dòng thuế GTGT trên tờ hóa đơn)

Từ ngày 01/11/2018, Nghị định 119/2018/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực thi hành và là một trong những quy định về hóa đơn điện tử quan trọng nhất, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp đều bắt buộc chuyển sang hình thức hóa đơn điện tử trước ngày 01/11/2020. Thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc hướng đến lợi ích doanh nghiệp trong việc giảm thiểu tủ thục hành chính, tiết kiệm chi phí in ấn và phát hành hóa đơn giấy.

Theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì hóa đơn điện tử phải đảm bảo đủ các nội dung: Tên hàng hóa, dịch vụ; Đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; Thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.

3. Hóa đơn bán hàng (Hóa đơn trực tiếp) trên hóa đơn không có dòng thuế GTGT

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với Cơ quan Thuế.

Hóa đơn bán hàng được áp dụng cho những đối tượng sau:


  • Tổ chức hoặc cá nhân kê khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
  • Tổ chức hoặc cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau.

4. Các loại hóa đơn đặc thù

Theo Khoản 3, Điều 5, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định các loại hóa đơn đặc thù khác. Cụ thể như:

  • Hóa đơn khác gồm: 
  • tem; 
  • vé; 
  • thẻ; 
  • phiếu thu tiền bảo hiểm…

Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không;

  • Chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…,
  • Hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Một số lưu ý 

Có 3 điểm mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi sử dụng các loại hóa đơn điện tử khác nhau. Các điểm này gồm có:

3.1. Cập nhật quy định về hóa đơn điện tử

Với những doanh nghiệp đang tìm hiểu hay thậm chí đã đang áp dụng hóa đơn điện tử, việc cập nhật những quy định chính sách về hình thức hóa đơn này là rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn đầu triển khai hóa đơn điện tử trên diện rộng như hiện nay.
Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Thông tư 37/2017/TT-BTC… là những văn bản pháp luật quan trọng và tiêu biểu về hóa đơn nói chung và hóa đơn điện tử nói riêng doanh nghiệp nhất định cần nắm được. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng nên tham khảo thêm thông tin tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP để tránh bỡ ngỡ khi Thông tư chính thức được ban hành trong thời gian tới đây.
Khi có những văn bản mới được ban hành, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hãy nghiên cứu thật kỹ để nhận ra những điểm khác biệt, những quy định đã thay đổi, ví dụ: Nếu như Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ có nêu: “Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử” thì ở Khoản 3 Điều 14 và Điều 20 Nghị định 119/2018/NĐ-CP lại nêu rõ “Kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã (hoặc không có mã) của cơ quan thuế, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có) theo quy định”

Chỉ bằng cách nắm vững những quy định chung về hóa đơn điện tử và những quy định theo từng loại hình hóa đơn có mã hay không có mã của cơ quan thuế mà doanh nghiệp sẽ hay đang áp dụng để ứng dụng vào trường hợp thực tế của đơn vị mình thì mới có thể đảm bảo hóa đơn của doanh nghiệp được lập, xuất, quản lý và xử lý nghiệp vụ hợp pháp, hợp lệ.

3.2. Tìm được nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín

Trong quá trình chuyển đổi sang hóa đơn điện tử với những quy định mới, cách làm mới, quy trình mới, việc các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức kinh tế có vướng mắc cần được hỗ trợ là điều khó tránh. Khi đó, hãy xác định doanh nghiệp, tổ chức của bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp đáng tin cậy từ đâu?

Doanh nghiệp có thể liên hệ, gửi công văn lên cơ quan quản lý thuế của đơn vị mình và sau đó thực hiện theo hướng dẫn hay thông tin tại công văn trả lời của cơ quan thuế. Ưu điểm của cách này là thông tin chính xác, tuy nhiên có thể doanh nghiệp sẽ phải chờ một khoảng thời gian để cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý và phúc đáp.

Một cách nữa doanh nghiệp không nên bỏ qua là liên hệ tới nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử hoàn toàn có thể giải đáp, hướng dẫn hay cho bạn những lời khuyên hữu ích.

3.3. Phối hợp chặt chẽ với nhà cung ứng hóa đơn điện tử

Trong quá trình tìm hiểu, chuyển đổi hay sử dụng hóa đơn điện tử, nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử chính là đơn vị đồng hành với doanh nghiệp. Việc trao đổi kỹ càng với đơn vị này trong giai đoạn chuẩn bị của doanh nghiệp sẽ giúp giải pháp hóa đơn điện tử được xây dựng sát với nhu cầu thực tế và tối ưu hơn cho tổ chức của bạn, hay nếu sau một thời gian sử dụng, doanh nghiệp muốn mở rộng số điểm xuất hóa đơn hoặc có những yêu cầu phát sinh cho hệ thống hóa đơn điện tử, đừng ngần ngại trao đổi cụ thể với nhà cung cấp để tìm ra cách thức thực hiện phù hợp nhất.

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã đem đến những thông tin hữu ích đến quý độc giả.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice miễn phí xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 11 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

0 Comments:

Đăng nhận xét