Căn cứ theo Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5, Điều 11, Thông tư 92/2015/TT-BT:
>> Tham khảo: Giải pháp quản lý hóa đơn đầu vào GETinvoice Thái Sơn.
“Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
…
Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
…
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
…
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.”
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử; Báo giá hóa đơn điện tử.
Như vậy, khoản tiền ăn ca, ăn trưa cho người lao động chi cho người lao động thuộc khoản chi phí hợp lý và không phải chịu thuế thu nhập cá nhân nếu đáp ứng các điều kiện:
– Được chi dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
– Hoặc không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa nhưng mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Mặt khác, tại Khoản 4, Điều 22, Thông tư 26/2016/TT-BTC có quy định về mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động thì mức tiền ăn giữa ca cho người lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.
>> Tham khảo: Tổng hợp 5 Chính sách mới về thuế có hiệu lực tháng 01/2025.
Như vậy, tiền ăn ca sẽ không tính thuế TNCN trong 02 trường hợp:
– Công ty tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
– Không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động với mức chi tối đa 730.000 đồng/người/tháng.
* Ví dụ 1: Tháng 5/2024, anh A được công ty X trả tiền phụ cấp ăn trưa là 550.000đ.
=> Số tiền ăn trưa anh A được miễn thuế TNCN trong tháng 5/2024 là 550.000đ (miễn tất cả theo số tiền thực nhận là 550.000đ vì mức này không vượt quá mức quy định là 730.000đ).
* Ví dụ 2: Tháng 7/2024, chị B được công ty Y trả tiền phụ cấp ăn trưa là 1.000.000đ.
=> Số tiền ăn chị B được miễn thuế TNCN là 730.000đ.
Số tiền ăn chị B bị tính thuế TNCN = 1.000.000 – 730.000 = 270.000đ.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Căn cứ theo Luật Quản lý thuế năm 2019 và Khoản 3, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thuế TNCN thuộc trường hợp khai theo năm thì thời hạn nộp tiền thuế TNCN theo năm chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Ví dụ, thời hạn nộp tiền thuế TNCN năm 2023 được xác định như sau:
– Thời hạn chậm nhất là ngày 31/03/2024 đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
– Thời hạn chậm nhất là ngày 31/01/2024 đối với hồ sơ khai thuế năm.
– Thời hạn chậm nhất là ngày 02/05/2024 đối với hồ sơ quyết toán thuế TNCN của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế (ngày cuối cùng của tháng thứ 4 thông thường sẽ rơi vào ngày nghỉ lễ 30/4, 01/5 nên sẽ được lùi sang ngày làm việc hôm sau).
>> Tham khảo: Những điểm cần lưu ý để tối ưu LFD trong xuất nhập khẩu.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét