Hoá đơn là một chứng từ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó.
>> Tham khảo: Quy trình thực hiện phương thức thanh toán LC trong xuất nhập khẩu.
Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận.
Theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, đối với các trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản điều chỉnh giảm (tăng) hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Như vậy, hóa đơn điều chỉnh giảm sẽ được lập với các trường hợp cụ thể sau:
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
- Khi viết sai hóa đơn: Hóa đơn đã lập và đã giao cho người mua hay người bán và người mua đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện ra sai sót: Số lượng hàng hóa, giá bán,… cao hơn thực tế thì cần điều chỉnh sai sót.
- Khi thực hiện giảm giá bán hàng hóa: Trường hợp bên bán chất thuận giá sau khi đã bán hàng và phát hành hóa đơn (giảm giá ngoài hóa đơn) do hàng bán kém chất lượng, hàng lỗi,…
- Thực hiện chiết khấu thương mại: Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh giảm kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
- Điều chỉnh doanh thu giảm: Khi quyết toán giá trị công trình xây dựng, lắp đặt.
>> Tham khảo: Có bắt buộc với hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể?
Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không cần thiết phải lập hóa đơn điều chỉnh.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Lưu ý rằng:
- Hóa đơn đã lập trước đó bị sai chỉ tiêu nào thì điều chỉnh chỉ tiêu đó.
- Chỉ ghi giá trị chênh lệch cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh.
- Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Khi lập hóa điều chỉnh, người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót hay lý do phải điều chỉnh hóa đơn.
>> Tham khảo: Điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Để viết hóa đơn điều chỉnh giảm, bạn sẽ tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Cả hai bên phải lập biên bản ghi nhận sai sót hoặc lập thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
Bước 2: Bên bán lập biên bản điều chỉnh hóa đơn giảm vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT. Đồng thời bên mua tiến hành kê khai vào mẫu 01-2/GTGT.
Bước 3: Bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét