Các nguyên tắc lập báo cáo tài chính được quy định tại Điều 102, Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Nguyên tắc 1: Việc lập, trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ theo các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác.
>> Tham khảo: Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn không?
Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc nắm được chính xác thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp.
Nguyên tắc 2: Báo cáo tài chính phải phản ánh khách quan, chính xác bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).
Nguyên tắc 3: Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Nguyên tắc 4: Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày theo hình thức ngắn hạn và dài hạn; Trong từng hình thức, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.
+ Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không vượt quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn.
+ Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.
+ Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện việc tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.
Nguyên tắc 5: Trình bày riêng biệt Tài sản và nợ phải trả.
Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả nếu liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.
>> Tham khảo: Phân loại thị trường tài chính và các dòng tiền trong thị trường tài chính.
Nguyên tắc 6: Trình bày các khoản mục doanh thu, thu nhập theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ đảm bảo phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo.
Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
Nguyên tắc 7: Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc, phải loại trừ số dư các khoản mục nội bộ của Bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ.
Kiểm toán báo cáo tài chính đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Vừa đảm bảo tính pháp lý, kiểm toán báo cáo tài chính khẳng định mức độ đúng sai, mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Căn cứ theo Chuẩn mực kiểm toán số 200 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
“Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.
Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.”
Mặt khác, theo Điều 7, Luật Kiểm toán độc lập năm 2011:
“Giá trị của báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
>> Tham khảo: Khi nào phải nộp thuyết minh báo cáo tài chính?
Báo cáo kiểm toán tuân thủ đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán hoạt động đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán được sử dụng để:
a) Cổ đông, nhà đầu tư, bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan;
b) Cơ quan nhà nước quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.”
Như vậy, kiểm toán báo cáo tài chính có mục đích đánh giá và phản ánh tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính có phù hợp với các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hay không.
>> Tham khảo: Nghị định 72/2024/NĐ-CP giảm 2% thuế GTGT từ 1/7/2024.
Căn cứ theo Điều 33, Luật Kế toán năm 2015:
“Kiểm toán báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có báo cáo kiểm toán kèm theo.”
Mặt khác, theo Khoản 1, Điều 37, Luật Kiểm toán độc lập năm 2011:
“Đơn vị được kiểm toán
Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;
c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.”
Như vậy, theo các quy định trên thì chỉ một số trường hợp pháp luật kiểm toán và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định phải kiểm toán thì bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
>> Tham khảo: Điều kiện hoàn thuế TNCN năm 2024 - Hoàn thuế Online qua ứng dụng Etax mobile.
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán là cơ sở định hướng cho doanh nghiệp.
Kiểm toán báo cáo tài chính mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
Định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ và thực hiện pháp luật, các quy định của Nhà nước về tài chính – kế toán.
Đối với các trường hợp kiểm toán báo cáo tài chính bắt buộc, công việc này giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ với cơ quan nhà nước.
Thông qua kiểm toán báo cáo tài chính, doanh nghiệp dễ dàng đánh giá được tình trạng “sức khỏe” tài chính để có những kế hoạch, quyết định phù hợp.
Kiểm toán báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp xác định những lỗ hổng trong mảng tài chính – kế toán, kịp thời phát hiện những sai sót trọng yếu để khắc phục.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét