Hóa đơn xác thực giúp ngăn chặn trốn thuế như thế nào?

Lợi ích của hóa đơn điện tử xác thực

Theo Nghị định 119, các lĩnh vực, ngành hàng phải thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử là điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị …

>> Tham khảo: Tìm hiểu về những điểm ưu việt của hóa đơn điện tử so với hóa đơn giấy.

Đặc biệt, hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi phải triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

Hộ cá nhân nằm trong diện này là hộ sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng.

Nghị định cũng nêu rõ, hộ kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Theo Bộ Tài chính, ước tính, cả nước hiện có khoảng 110 nghìn hộ, cá nhân kinh doanh và 260 nghìn doanh nghiệp (DN) có doanh thu/năm trên 1 tỷ đồng.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, thực tế các doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện, viễn thông, hàng không, ngân hàng, bảo hiểm … đã thực hiện giao dịch điện tử với khách hàng.

Thống kê của Tổng cục Thuế cũng cho thấy, trong năm 2017, Tập đoàn Điện lực đã sử dụng 289 triệu hóa đơn điện tử; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) khoảng 96 triệu hoá đơn/năm; Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) và 63 chi nhánh tỉnh, thành phố đã sử dụng trung bình 3,5 triệu số hóa đơn/tháng, tương đương với 42 triệu số hóa đơn/năm.

Số lượng hóa đơn điện tử của Tổng công ty hàng không Việt Nam là 2 triệu hóa đơn/năm.

>> Tham khảo: Hướng dẫn điền và nộp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.

Việc triển khai hóa đơn điện tử và thí điểm áp dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế đã góp phần giảm thời gian, chi phí cho DN, hạn chế các hành vi gian lận về hoá đơn.

Tuy nhiên, thực tế phần lớn hộ kinh doanh thường không có hóa đơn chứng từ mua bán, được tự kê khai đóng thuế nên khó tránh khỏi thất thu thuế.

Theo quy định, đối với hộ kinh doanh, hiện có 3 khoản thuế và lệ phí phải nộp chủ yếu là: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập cá nhân. Vậy làm thế nào để công khai, minh bạch trong quản lý thuế đối với hộ kinh doanh?

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, về bản chất hộ kinh doanh và DN vừa và nhỏ là một, nhưng chính sách hiện nay lại phân biệt và nhiều trường hợp hộ kinh doanh bị loại ra khỏi chính sách khiến họ bị hạn chế nhiều so với DN.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Cụ thể, về điều kiện kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể chỉ được đăng ký tại một địa điểm, hoạt động kinh doanh trong phạm vi quận, huyện, không mở chi nhánh, văn phòng đại diện … chưa kể, một số ngành nghề quy định phải là DN.

Tuy nhiên so với DN, hộ kinh doanh cá thể lại có những lợi thế nhất định. Chẳng hạn hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập, lệ phí thành lập chỉ bằng 50% lệ phí thành lập DN.

Hộ kinh doanh chỉ có 6 loại sổ sách kế toán so với vài chục loại của DN vừa và nhỏ.

Họ chỉ cần đóng thuế môn bài, nộp kê khai hoặc thuế khoán, không phải đóng VAT, thu nhập cá nhân hoặc thu nhập DN…

Vậy đây phải chăng chính là nguyên nhân khiến các hộ kinh doanh e ngại khi chuyển đổi mô hình hoạt động lên thành DN?

>> Tham khảo: Khi nào doanh nghiệp cần lập biên bản huỷ hoá đơn điện tử?

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO, nguyên nhân quan trọng khiến các hộ kinh doanh không muốn chuyển lên DN đó là khi hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh, họ có thể né thuế, trốn thuế.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều nguyên nhân khác như các hộ kinh doanh khi chuyển lên DN, họ phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính, do đó chi phi của họ sẽ phát sinh nhiều hơn.

Việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử xác thực là một trong nhiều giải pháp để đẩy mạnh công cuộc cải cách thủ tục hành chính về thuế, thông qua việc cắt giảm tối đa các thủ tục rườm rà, giảm thiểu thời gian, chi phí làm thủ tục thuế cho DN, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả vào việc hoàn thành nghĩa vụ thu ngân sách nhà nước của ngành Thuế.

Khảo sát về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử thì DN đều đánh giá cao những lợi ích, ưu điểm rõ ràng của việc sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử xác thực so với hóa đơn giấy truyền thống.

>> Tham khảo: Truyenthu, Camtruyen, Gzone6.

Bà Hồng Ánh Kim, nhân viên kế toán xuất hóa đơn, Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Ngọc Tân Kiên chia sẻ, từ trước đến nay, DN muốn phát hành hóa đơn phải thực hiện nhiều thủ tục để đăng ký, lưu hành và lưu trữ hóa đơn với cơ quan thuế.

Việc áp dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp DN giảm thời gian đăng ký phát hành hóa đơn mới và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

DN tiết kiệm được thời gian, giảm thủ tục hành chính, bớt rủi ro, từ đó góp phần nâng cao uy tín của DN đối với khách hàng.

Cùng quan điểm với Hồng Ánh Kim, ông Đình Văn Thiện, Kế toán trưởng Công ty Giấy Xuân Mai cho biết, DN sử dụng hóa đơn giấy, sau khi xuất hóa đơn phải gửi tới khách hàng thông qua đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanh…

Việc gửi, nhận theo các hình thức này dễ bị thất lạc và mất hóa đơn, phát sinh thêm nhiều công việc hơn cho bộ phận kế toán và ảnh hưởng tới hoạt động của DN.

>> Tham khảo: Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.

“Với hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử xác thực, việc gửi, nhận hóa đơn cho khách hàng được thực hiện nhanh chóng thông qua các phương tiện điện tử. Đồng thời, DN cũng không phải lưu trữ, bảo quản hóa đơn, tránh rủi ro mất, hỏng hóa đơn. Từ đó, hạn chế được các thủ tục thông báo tới cơ quan thuế và tránh được các mức phạt phát sinh”, ông Thiện nói.

Đánh giá cao những ưu điểm của việc sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử xác thực, ông Lê Thanh Dũng, Phó Giám đốc Công ty phần mềm kế toán VACOM cho rằng, hiện nay các DN đang phải chịu chi phí rất cao cho việc in ấn, phát hành, quản lý, sử dụng, lưu trữ hóa đơn.

Đơn cử, theo tính toán của ông Dũng, tại VACOM, với lượng xuất hóa đơn trung bình khoảng 500 hóa đơn/tháng, tính tổng tất cả các chi phí (bao gồm chi phí in hóa đơn, chi phí chuyển phát nhanh, chi phí cho nhân viên xử lý hóa đơn, chi phí phục vụ việc đóng gói, thùng hồ sơ, thuê chỗ lưu trữ, phong bì…) trung bình mỗi tờ hóa đơn sẽ hết khoảng hơn 15.000 VNĐ.

Theo đó, tổng chi phí hóa đơn mỗi tháng là khoảng hơn 7,6 triệu đồng; tổng chi phí hóa đơn cả năm là hơn 91 triệu đồng.

>> Tham khảo: Mẫu hóa đơn điện tử.

“Việc triển khai hóa đơn điện tử, không những DN nhận được những giá trị hữu hình như tiết kiệm chi phí về tiền bạc, đi lại, thời gian… mà còn có thể nhận được những giá trị vô hình khác, không thể quy đổi thành tiền được, đó là giá trị cơ hội khi DN cung cấp cho khách hàng dịch vụ hiện đại, tiện ích, nhanh chóng, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của DN”, ông Dũng nhấn mạnh.

Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, dữ liệu từ hóa đơn điện tử của DN khi được kết nối với cơ quan thuế sẽ giúp cơ quan thuế xây dựng kho dữ liệu tập trung về hóa đơn, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý của nhà nước.

Trên cơ sở đó sẽ giảm thiểu được các rủi ro trong lĩnh vực thuế và góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch để DN phát triển…

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

0 Comments:

Đăng nhận xét