Theo Điều 18, Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về các trường hợp không bắt buộc phải lập hóa đơn gồm: Bán hàng hóa, dịch vụ mà tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không cần phải lập hóa đơn trừ khi người mua yêu cầu.
>> Tham khảo: Kê khai thuế GTGT hàng trả lại theo quy định mới nhất.
Trường hợp này, tuy không phải lập hóa đơn nhưng người bán phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Mặt khác, theo Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC, trường hợp doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, nếu người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp thông tin để viết hóa đơn thì người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ trên hóa đơn “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Như vậy, theo các thông tin này, trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ có tổng thanh toán dưới 200 nghìn đồng mỗi lần là người bán có thể lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Ngoài ra, một số trường hợp doanh nghiệp được mua hàng sẽ chỉ cần lập bảng kê, không cần lập hóa đơn gồm:
- Mua các nguyên vật liệu đất, đá, sỏi, cát do hộ gia đình tự sản xuất và bán ra.
- Các mặt hàng nông, thủy, hải sản do nông dân trực tiếp sản xuất.
- Các mặt hàng thủ công: Được làm từ mây, tre, cói,… hoặc từ nguồn nguyên liệu tự sản xuất.
- Các mặt hàng phế liệu do người lao động trực tiếp thu nhặt.
- Đồ dùng, tài sản, dịch vụ cá nhân, hộ gia đình không kinh doanh mà trực tiếp bán hàng.
- Các mặt hàng của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng.
Cũng theo Điều 18, Thông tư 39/2014/TT-BTC, bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ phải có tiêu thức tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ và giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký của người lập bảng kê.
>> Tham khảo: Các chỉ số tài chính doanh nghiệp đáng lưu ý dành cho người quản trị và nhà đầu tư.
Ngoài ra, nếu người bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất GTGT” và “tiền thuế GTGT”.
Về hàng hóa, dịch vụ bán ra, kế toán ghi trên bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. Cuối mỗi ngày, người bán cần lập 1 hóa đơn tổng, tại tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Căn cứ theo Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành, trường hợp trong quá trình bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, kể cả khi người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp các thông tin để xuất hóa đơn như tên, địa chỉ, mã số thuế thì vẫn cần lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Như vậy, theo quy định trên, mọi giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nào có giá trị lớn hơn 200.000 đồng đều phải xuất hóa đơn, bất kể khách hàng có lấy hóa đơn hay không.
Ngược lại, nếu giá trị hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 đồng thì doanh nghiệp không cần lập hóa đơn theo từng lần.
Thay vào đó, doanh nghiệp phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Cuối mỗi ngày, doanh nghiệp cần phải lập một hóa đơn giá trị gia tăng tổng hoặc hóa đơn bán hàng.
Lưu ý: Trường hợp nêu trên, nếu giá trị lần bán hàng hóa, dịch vụ trên 200.000 đồng mà doanh nghiệp không xuất hóa đơn sẽ bị xử phạt theo mức từ 10-20 triệu đồng theo quy định tại Thông tư 176/2016/TT-BTC.
>> Tham khảo: Hướng dẫn xác định giá bán và doanh thu khi xuất hóa đơn theo tiến độ.
Để viết hóa đơn GTGT trong trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn, kế toán cần lưu ý nội dung của một số tiêu thức bắt buộc cần ghi như sau:
- Thời gian xuất hóa đơn.
- Thông tin người bán: tên, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản.
- Họ và tên người mua hàng: Ghi “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
- Hình thức thanh toán.
- Tên hàng hóa, dịch vụ.
- Đơn vị tính.
- Số lượng hàng hóa/dịch vụ.
>> Tham khảo: Báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu có phải nộp hay không?
- Đơn giá.
- Thành tiền.
- Cộng tiền hàng.
- Thuế suất, tiền thuế GTGT.
- Tổng cộng tiền thanh toán.
- Số tiền viết bằng chữ.
- Chữ ký người bán: Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên.
Theo quy định, đối với những hóa đơn khách hàng không lấy hoặc không cung cấp thông tin xuất hóa đơn, doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế như hóa đơn bình thường.
>> Tham khảo: Cách tính thuế thu nhập từ đầu tư vốn.
Lưu ý, trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn, doanh nghiệp không giao Liên 2 của hóa đơn cho khách hàng, giữ lại ở cuống hóa đơn.
Ngược lại, nếu trên hóa đơn không ghi “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế” mà doanh nghiệp không giao cho khách hàng sẽ bị phạt theo Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC với mức phạt áp dụng từ 4 – 8 triệu đồng.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét