Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong xuất nhập khẩu là gì?

chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong xuất nhập khẩu

Để đảm bảo các đơn vị thực hiện thống nhất quy định tại Thông tư 33/2023/TT-BTC, Tổng cục Hải quan có hướng dẫn như sau:

- Thủ tục từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định CPTPP:

Trường hợp cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là không hợp lệ thì thực hiện thủ tục từ chối ngay tại thời điểm thông quan.

>> Tham khảo: Mẫu công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế.

Trường hợp cơ quan hải quan chưa có đủ cơ sở từ chối ngay tại thời điểm thông quan thì thực hiện thủ tục xác minh theo quy định tại Điều 19 Thông tư 33/2023/TT-BTC.

Sau khi nhận được kết quả xác minh nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ háng hoá không đủ điều kiện để hưởng ưu đãi thì Tổng cục Hải quan thông báo cho người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp, bổ sung thêm thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi thông báo.

Nếu các thông tin cung cấp không phù hợp thì thực hiện thủ tục từ chối theo quy định.

- Xác minh tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với mặt hàng than nhập khẩu để xác định hàng hóa đủ điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định thương mại tự do:

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Trong quá trình chờ kết quả xác minh, trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, hoặc trên trang thông tin điện tử theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, hoặc đã được người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đáp ứng các thông tin tối thiểu theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC thì hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường và được thông quan theo quy định.

- Về việc trừ lùi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 22 Thông tư 33/2023/TT-BTC, theo đó đối với lô hàng có chung hợp đồng, hóa đơn thương mại nhưng nhập khẩu nhiều lần, nhiều chuyến được sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để lập Phiếu theo dõi trừ lùi.

- Về việc thực hiện bảo lãnh số tiền thuế chênh lệch theo quy định tại Khoản 1, Khoản 6 Điều 12 Thông tư 33/2023/TT-BTC.

>> Tham khảo: Quy định về hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

- Về việc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư 33/2023/TT-BTC.

Đối với hàng hóa thuộc Danh mục tại Phụ lục V Thông tư 33/2023/TT-BTC là hàng hóa có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.

Do vậy, đề nghị các đơn vị căn cứ khoản 2 Điều 12 và Danh mục V ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC để thực hiện.

- Về việc kiểm tra, đối chiếu thông tin về C/O trên trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cung cấp được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 và khoản 1 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC, cụ thể:

+ Trường hợp C/O được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu thông báo thì cơ quan hải quan căn cứ thông tin về C/O khai trên tờ khai hải quan để đối chiếu, kiểm tra tính hợp lệ của C/O được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc trang thông tin điện tử đó và xác định thuế suất ưu đãi theo quy định; không yêu cầu người khai hải quan phải nộp C/O.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

+ Trường hợp trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu thông báo không có đầy đủ các thông tin về C/O để cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định được tính hợp lệ của C/O thì cơ quan hải quan ngoài việc đối chiếu, kiểm tra các thông tin về C/O trên trang thông tin điện tử còn phải đối chiếu, kiểm tra C/O dưới dạng dữ liệu điện tử

Hoặc chứng từ giấy chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan) đã được người khai nộp qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định tính hợp lệ của C/O.

Các đơn vị tra cứu các thông tin về C/O trên Trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp và đã được Tổng cục Hải quan thông báo, để kiểm tra, xác định định tính hợp lệ của C/O theo quy định.

>> Tham khảo: Điều chỉnh hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Ngoài ra, với một số trường hợp đặc biệt thì quy định sử dụng hóa đơn xuất khẩu cho công ty nước ngoài sẽ như sau:

Trường hợp xuất khẩu dịch vụ phần mềm

Trong Công văn số 76605/CT-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội, trường hợp các DN sử dụng hóa đơn GTGT, có phát sinh hoạt động xuất khẩu phần mềm cho công ty nước ngoài thì DN sẽ không lập hóa đơn GTGT cho hoạt động này. Thay vào đó, doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn thương mại khi xuất khẩu.

Việc lập hóa đơn thương mại sẽ được tiến hành theo hướng dẫn tại Khoản 7, Điều 3 của Thông tư số 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Sau khi xác định chính xác thời điểm lập hóa đơn theo hợp đồng, kế toán có thể xuất hóa đơn. Các nội dung trên hóa đơn xuất theo hợp đồng cần lưu ý như sau:

- Tên, địa chỉ và mã số thuế của người bán, người mua.

- Cung cấp đầy đủ, chính xác họ tên người mua. Nếu người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp thông tin xuất hóa đơn thì ghi chú lại chi tiết.

>> Tham khảo: Biểu tính thuế TNCN từng phần và toàn phần.

- Tên đơn vị: Nếu trường hợp tên quá dài thì có thể căn cứ vào một số quy định viết tắt, ví dụ như TNHH, CP, VN,…

- Mã số thuế: Viết chính xác mã số thuế công ty.

- Địa chỉ: Ghi theo giấy phép đăng ký kinh doanh.

- Tiền tệ ghi trên hóa đơn:

- Không làm tròn số lẻ đối với hóa đơn theo hợp đồng.

Nếu người mua thanh toán bằng ngoại tệ thì phải ghi tổng số tiền thanh toán bằng nguyên tệ kèm theo tiếng Việt ở phần số tiền bằng chữ.

Phần chữ ký:

Chữ ký người bán: Thường là thủ trưởng đơn vị ký, hoặc người được ủy quyền (có giấy ủy quyền) của thủ trưởng đơn vị, kèm theo đóng dấu của tổ chức kinh doanh vào phía trên bên trái của hóa đơn.

Chữ ký người mua: Không bắt buộc phải có chữ ký người mua. Người lập là người bán ghi phương thức mua hóa trong hóa đơn theo hợp đồng.

>> Tham khảo: Truyenthu, M5men, Camtruyen, Gzone6.

Trường hợp xuất khẩu tại chỗ

Tại Điều 68 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm các hoạt động sau:

Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 32, Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao và nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Theo đó, các hoạt động xuất khẩu trong trường hợp này sẽ sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thay cho hóa đơn thương mại, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành về việc sử dụng hóa đơn.

>> Tham khảo: Báo cáo tài chính gồm những gì?

Như vậy, khi căn cứ vào các quy định trên, doanh nghiệp chỉ xuất hóa đơn VAT cho công ty ở nước ngoài trong những trường hợp sau:

- Bán hàng hóa vào khu chế xuất, khu phi thuế quan;

- Hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ theo đúng quy định của Điểm b, Điều 68, Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Kết luận

Ngoài ra, để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét