Quy định mức phạt khi doanh nghiệp quyết toán thuế muộn


quyết toán thuế tndn

Căn cứ Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định người nộp thuế như sau:

- Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

>> Tham khảo: Thu hồi hóa đơn đã kê khai thuế thế nào?

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

+ Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;

+ Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

- Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

+ Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;

+ Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;

+ Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

- Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:

+ Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;

>> Tham khảo: Thu nhập miễn thuế TNDN bao gồm những khoản nào?

+ Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

+ Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;

+ Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

+ Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.” ( được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013)

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, người nộp thuế nếu quyết toán thuế muộn, quá thời hạn sẽ phải chịu xử phạt.

Cụ thể, tại Điều 9 của Thông tư số 166/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định như sau:

– Phạt cảnh cáo đối với các hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 1-5 ngày, nếu có tình tiết giảm nhẹ.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

– Phạt tiền 700.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 1-10 ngày (ngoại trừ trường hợp đã quy định bên trên). Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu là 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng.

– Phạt tiền 1.400.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10-20 ngày. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu là 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa là 2.000.000 đồng.

– Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.

– Phạt tiền 2.800.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30-40 ngày. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu là 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền tối đa là 4.000.000 đồng.

>> Tham khảo: Các trường hợp hủy hóa đơn điện tử đã phát hành.

– Phạt tiền 3.500.000 đồng; hoặc tối thiểu 2.000.000 đồng nếu có tình tiết giảm nhẹ; hoặc tối đa  5.000.000 đồng nếu có tình tiết tăng nặng đối với các trường hợp sau:

+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40-90 ngày.

+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc thuộc trường hợp quy định tại Khoản 9, Điều 13 của Thông tư này.

+ Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).

+ Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

>> Tham khảo: Doanh nghiệp xuất chứng từ khấu trừ thuế TNCN khi nào?

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét