Hóa đơn điện tử là chứng từ xác nhận giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tồn tại theo dạng thông điệp dữ liệu.
Hóa đơn điện tử được lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng các phương tiện điện tử.
>> Tham khảo: Thời hạn kê khai và nộp thuế môn bài được quy định thế nào?
Hóa đơn điện tử có nhiều loại, như hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, vé điện tử, phiếu thu điện tử, v.v
Hóa đơn điện tử gốc là hóa đơn được lập ra khi phát sinh các giao dịch mua bán và được lưu trữ dưới định dạng XML để mã hóa thông tin, chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống thông tin.
Tệp tin XML (Extensible Markup Language) là viết tắt của Extensible Markup Language hay còn được gọi là ngôn ngữ đánh dấu mở rộng.
XML đơn giản chỉ là các file văn bản thuần túy dùng thẻ tùy chỉnh để mô tả cấu trúc và các tính năng khác của tài liệu.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Theo Khoản 2, Điều 3, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, bản thể hiện hóa đơn điện tử là bản sao của hóa đơn điện tử gốc, có thể ở dạng file PDF, HTML hoặc bản in giấy, có khả năng cung cấp thông tin trực tiếp cho người xem.
Bản thể hiện hóa đơn điện tử chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.
Bản thể hiện hóa đơn điện tử dưới dạng giấy phải có dòng chữ “hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử” để phân biệt với hóa đơn giấy.
Dưới đây là những yếu tố giúp người dùng có thể phân biệt giữa hóa đơn điện tử gốc và các bản thể hiện của hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử gốc là chứng từ hóa đơn có giá trị pháp lý, còn bản thể hiện hóa đơn điện tử chỉ đơn thuần là tài liệu có chứa nội dung hóa đơn để thuận tiện cho việc đọc, kiểm tra hóa đơn.
>> Tham khảo: Toàn bộ quy định về thuế nhập khẩu bổ sung doanh nghiệp cần biết.
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp sẽ được đối tác yêu cầu cung cấp bản in hóa đơn điện tử giấy, đóng dấu và gửi đi như hóa đơn giấy.
Trong trường hợp này, hóa đơn được in ra và đóng dấu có giá trị pháp lý hay không?
Thực chất, như đã phân tích ở trên, định dạng duy nhất có giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử là định dạng XML.
Do đó, việc chuyển đổi hóa đơn ra bản giấy không có giá trị kê khai, tính thuế, kể cả hóa đơn đó được đóng dấu đỏ và có đầy đủ chữ ký của hai bên.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hóa đơn điện tử và khách hàng đang sử dụng E-invoice theo Thông tư 78, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn tiến hành cập nhật kịp thời các tính năng mới của E-invoice chuẩn hóa theo Thông tư 78.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Theo đó, các tính năng mới được cập nhật như:
– Cập nhật chức năng phát hành hóa đơn
+ Cập nhật ký hiệu mẫu số, số hóa hóa đơn điện tử.
+ Phát hành hóa đơn, đăng ký, thay đổi thông tin hóa đơn theo Thông tư 78.
+ Cấp số hóa đơn mới.
– Xử lý hóa đơn giấy
Bên cạnh các chức năng đối với hóa đơn điện tử, E-invoice cập nhật chức năng xử lý hóa đơn giấy.
Ngoài ra, phần mềm còn xử lý dữ liệu hóa đơn điện tử dưới định dạng XML, đáp ứng chuẩn cấu trúc dữ liệu theo quy định của Tổng cục thuế, Bộ Tài chính.
Với việc cập nhật các tính năng mới của E-invoice, ThaisonSoft không chỉ hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn áp dụng hóa đơn điện tử mà còn tuân thủ các quy định về hóa đơn điện tử của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế.
>> Tham khảo: Các trường hợp được khấu trừ thuế TNCN.
Theo đó, E-invoice là phần mềm cung cấp hóa đơn điện tử hợp pháp hóa, giúp cho khách hàng an tâm khi sử dụng.
– Đa dạng mẫu hóa đơn mới được cập nhật
Phần mềm E-invoice cập nhật thêm, hỗ trợ người dùng các mẫu hóa đơn mới đáp ứng đầy đủ về chữ ký số, số hóa hóa đơn theo Thông tư 78.
Bên cạnh đó, với kho mẫu hóa đơn đa dạng, E-invoice đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
– E-invoice bổ sung thêm 02 loại hóa đơn
02 loại hóa đơn mới được cập nhật tại phần mềm E-invoice là:
+ Hóa đơn điện tử bán tài sản công.
+ Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia.
Hai loại hóa đơn trên nói riêng và các loại hóa đơn của E-invoice nói chung đều được thiết lập dựa trên tiêu chuẩn của Thông tư 78 và áp dụng theo ký hiệu mẫu số, số hóa hóa đơn.
Ngoài ra, nếu như trước đây, việc tìm kiếm, kiểm tra hóa đơn chỉ có thể tiến hành khi người dùng có máy tính hoặc laptop; đồng thời phải chờ một khoảng thời gian nhất định để máy tính hay laptop khởi động, đăng nhập mới có thể truy cập vào hệ thống.
>> Tham khảo: Nội dung hóa đơn đỏ được quy định thế nào?
Thì giờ đây, người dùng đã có thể truy cập và kiểm tra hóa đơn điện tử trên hệ thống chỉ với vài cú vuốt, chạm cực kỳ nhanh chóng.
Bởi, các dữ liệu hóa đơn trên app E-invoice đã được đồng bộ với hệ thống E-invoice phiên bản web, hỗ trợ các DN có thể tìm kiếm thông tin hóa đơn nhanh chóng.
Còn đối với khách hàng của doanh nghiệp, E-invoice hỗ trợ thêm tính năng tìm kiếm tại thanh công cụ “TRA CỨU” trên website Einvoice. Tại đây, khách hàng DN có thể tra cứu hóa đơn đã giao dịch giữa hai bên mà không phải mất thời gian tạo hay đăng nhập bất cứ tài khoản nào.
Kết luận
Ngoài ra, mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét