Cưỡng chế hóa đơn là gì? Quy định thế nào?

Cưỡng chế hóa đơn

Cưỡng chế hóa đơn chính là một trong những biện pháp sẽ được Tổng cục Thuế áp dụng với tổ chức, doanh nghiệp nhằm xử lý trình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi.

Điều này đã được Quốc Hội quy định rất rõ trong Luật Quản lý thuế.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế lập sai ngày thì xử lý thế nào?

Trong Thông tư số 215/2013/TT-BTC hướng dẫn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Bộ tài chính đã quy định rõ các biện pháp cưỡng chế thuế với tình các trường hợp nợ thuế, trong đó có cả cưỡng chế về hóa đơn.

Cụ thể, tại Điều 3, Thông tư 215/2013/TT-BTC đã quy định các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

– Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

– Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

– Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, tức là sẽ tiến hành cưỡng chế hóa đơn.

– Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

– Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

– Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

– Theo quy định, trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn nếu doanh nghiệp vẫn cố tình sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế, chẳng hạn như vẫn phát sinh giao dịch mua bán có xuất hóa đơn, thì các hóa đơn này được quy là hóa đơn bất hợp pháp.

Hiện nay, khi bị cưỡng chế hóa đơn, các doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí có thể bị “đóng băng” luôn mọi hoạt động kinh doanh sản xuất.

Khi bị cưỡng chế hóa đơn, các đơn vị kinh doanh phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về việc cưỡng chế hóa đơn.

>> Tham khảo: Toàn bộ quy định về thuế nhập khẩu bổ sung doanh nghiệp cần biết.

Hơn thế, doanh nghiệp tuyệt đối không tự ý tiếp tục sử dụng hóa đơn nếu không được pháp luật cho phép.

Tuy nhiên, theo Công văn 1695/TCT-QLN, một số doanh nghiệp khi được cưỡng chế hóa đơn vẫn có thể được sử dụng hóa đơn lẻ để phục vụ hoạt động kinh doanh sản xuất. Cụ thể:

– Trường hợp doanh nghiệp có đề xuất văn bản đề nghị được dùng hóa đơn cho từng lô hàng, từng hạng mục công trình.

– Trường hợp doanh nghiệp cam kết thực hiện nộp thuế với tiền thuế phát sinh và tiền nợ ít nhất bằng 15% doanh thu trên hóa đơn lẻ.

– Quy định trên được xem như giải pháp gỡ rối cực hữu ích cho các doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn.

Lưu ý rằng:

– Nếu người nộp thuế vi phạm cam kết thì cơ quan thuế sẽ dừng ngay việc sử dụng hóa đơn lẻ của người nộp thuế.

– Ngoài ra, có một số trường hợp doanh nghiệp đã nộp đủ tiền thuế nhưng do nhầm lẫn gì đó mà vẫn bị quyết định cưỡng chế hóa đơn.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Khi gặp sự cố này, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng làm công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế nộp lên cơ quan thuế có thẩm quyền.

Thực tế, có không ít trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn chỉ vì những lý do không đáng như không kịp đến cơ quan thuế nộp thuế nên vi phạm nộp muộn.

Để tránh xảy ra vi phạm không đáng có này, doanh nghiệp có thể tham khảo và lựa chọn E-invoice – một trong những phần mềm hóa đơn điện tử uy tín nhất hiện nay.

Không chỉ tích hợp đầy đủ các nghiệp vụ hóa đơn theo quy định pháp luật, E-invoice còn giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong lưu trữ, quản lý hóa đơn số, đẩy nhanh quá trình kê khai và nộp thuế điện tử chỉ trong vài bước đơn giản và cực nhanh chóng.

Trải qua 20 năm thành lập và phát triển, ThaisonSoft hiện là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm dịch vụ công tại Việt Nam và từng 3 năm liền đạt giải Sao Khuê.

>> Tham khảo: Quy định tính thuế TNCN lương tháng 13 người lao động cần biết.

ThaisonSoft vinh dự là một trong 6 đơn vị đầu tiên được Cục trưởng Cục thuế thành phố Hà Nội cấp phép thí điểm đầu tiên trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử có mã xác thực tại Việt Nam từ 2015 (Quyết định 58333/QĐ-CT năm 2015).

Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Thái Sơn đã được tin dùng sử dụng dịch vụ hoá đơn điện tử bởi hơn 100.000 doanh nghiệp. Trong đó nổi bật có thể kể đến: tập đoàn Coca Cola, Grab, tập đoàn Golden Gate, Toyota,…

Sản phẩm “Hoá đơn điện tử E-invoice” của ThaisonSoft hiện nay đang là một trong những phần mềm hoá đơn điện tử được triển khai sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất tại Việt Nam. Phần mềm E-invoice có nhiều ưu điểm về đảm bảo pháp lý và phù hợp với đặc thù kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp như:

- Dễ dàng quản lý, chống gian lận.

- Thao tác cài đặt đơn giản, sử dụng dễ dàng.

- Có thể thiết kế mẫu hoá đơn điện tử cá nhân hoá theo yêu cầu cho từng doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ thông tin theo tiêu chuẩn.

- Cổng kí tiện dụng: một chữ ký số mã hoá có thể sử dụng cho nhiều hoá đơn.

>> Tham khảo: Quy định cưỡng chế hóa đơn đối với doanh nghiệp và cách xử lý.

Trên hết, đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của ThaisonSoft luôn sẵn sàng phục vụ 24/7, đảm bảo việc kinh doanh và hoạt động của khách hàng không bị gián đoạn do các sự cố rủi ro khi sử dụng sản phẩm.

Kết luận

Để nhận tư vấn về hóa đơn điện tử và phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét