Bao lâu quyết toán thuế TNDN một lần?

Quyết toán thuế TNDN

Hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải quyết toán thuế TNDN bao nhiêu lâu 1 lần.

Các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh có thể quyết toán thuế theo 1 năm, 2 năm, 3 năm hoặc cũng có thể là 5 năm.

>> Tham khảo: Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?

Tuy nhiên, các cá nhân, doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng, thời hạn tối đa phải thực hiện quyết toán thuế 1 lần là không quá 5 năm.

Nếu quá 5 năm mới quyết toán thuế, đơn vị kinh doanh sẽ bị xử phạt theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Tại Điều 32 của Luật Quản lý thuế 2006, Quốc Hội đã quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:

– Đối với thuế khai và nộp theo tháng, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 12 của tháng tiếp theo tháng có phát sinh nghĩa vị thuế.

>> Tham khảo: Cách tính thuế TNCN năm 2024 như thế nào?

– Đối với thuế khai và nộp theo năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được tính:

+ Chậm nhất là ngày thứ 13 của tháng đầu tiên năm dương lịch (hoặc năm tài chính) nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế năm;

+ Chậm nhất là ngày thứ 13 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý.

+ Chậm nhất ngày thứ 19, tính từ ngày kết thúc năm dương lịch (hoặc năm tài chính), nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.

Như vậy, khi đã nắm vững các quy định pháp luật về cách khai và quyết toán thuế thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều và người nộp thuế sẽ không cần phải thắc mắc quyết toán thuế có khó không nữa.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Bên cạnh việc in những sổ sách bắt buộc thì các kế toán cũng cần nắm được những sổ sách phải kiểm tra trước khi quyết toán thuế, nhằm đảm bảo cho thông tin, số liệu khi quyết toán thuế được chuẩn xác.

Cụ thể, các kế toán doanh nghiệp khi quyết toán thuế cần phải lưu ý kiểm tra các sổ sách sau:

– Các khoản thu, khoản phải trả trên sổ sách so với hóa đơn mua vào và bán ra thực tế. Số dư cuối năm  và biên bản xác nhận công nợ.

– Sổ kế toán 112 để xem số phụ ngân hàng và số dư cuối năm có khớp nhau không.

– Sổ quỹ tiền mặt. Cần kiểm tra loại sổ này để tránh hiện tượng âm quỹ xảy ra.

– Sổ chi tiết 333 và chứng từ nộp thuế của doanh nghiệp. Cần đối chiếu hai loại sổ này để kiểm tra độ khớp của số liệu, thông tin.

>> Tham khảo: Đối tượng nộp thuế TNCN được quy định thế nào?

– Sổ sách và các khoản chi phí trong TK đầu 6 và đầu 8.

– Sổ nhập xuất tồn kho, kiểm tra chi tiết nhập xuất tồn kho của từng mặt hàng và số dư cuối ngày của từng mặt hàng để tránh tình trạng âm kho.

– Sổ giá thành (nếu có). Đồng thời, kế toán phải kiểm tra bảng định mức đã đăng ký với cơ quan thuế, không được nộp bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu và phải tuân theo ấn định theo mức tiêu hao của cơ quan thuế và nhà nước.

– Khế ước nhận nợ (KUNN) từng lần phát sinh để kiểm tra các khoản lãi vay nếu doanh nghiệp phát sinh các khoản vay ngân hàng, vay cá nhân.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

– Chi phí khấu hao tài sản hay hồ sơ tài sản.

– Tính hợp pháp của các hóa đơn.

Cuối cùng, sau khi đã kiểm tra hết các sổ sách, tài liệu cần thiết thì kế toán cần tổng hợp các khoản chi phí có thể bị loại, khoanh vùng và cảnh báo trước với lãnh đạo nếu cần.

Kết luận

Ngoài ra, quý độc giả có nhu cầu được tư vấn về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử miễn phí xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét