Quy định về hóa đơn đầu ra mà doanh nghiệp cần chú ý

Hóa đơn đầu ra

Hóa đơn đầu ra có thể hiểu là hóa đơn bán hàng. Hóa đơn đầu ra do bên bán xuất cho người mua và có thể hiện đầy đủ các nội dung như tên, số lượng, đơn giá, tổng tiền của hàng hóa, dịch vụ mà bên bán cung cấp cho khách hàng, đối tác của họ.

Hóa đơn đầu ra là căn cứ quan trọng để công ty thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế. Việc kê khai hóa đơn đầu ra được thực hiện cùng với việc kê khai thuế, kê khai hóa đơn đảm bảo nguyên tắc trung thực và chính xác.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Công ty không có hóa đơn đầu ra là trường hợp công ty không thể cung cấp các hóa đơn cho khách hàng hoặc không có các giao dịch bán hàng được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng điều quan trọng là nó có thể gây ra những vấn đề pháp lý và tài chính nghiêm trọng cho công ty.

Việc lập hóa đơn đầu ra được quy định như thế nào? Trường hợp nào không cần lập hóa đơn? Mức xử phạt khi không lập hóa đơn? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu!

- Quy định lập hóa đơn đầu ra

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về việc lập hóa đơn chứng từ như sau: Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Bao gồm cả các trường hợp: 

+ Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu.

>> Tham khảo: Tìm hiểu giải pháp lưu trữ hóa đơn điện tử an toàn từ Thái Sơn.

+ Hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

+ Xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá).

Vì vậy, nếu Công ty không có hóa đơn đầu ra hay không lập hóa đơn đầu ra khi bán hàng hóa, dịch vụ vi phạm quy định về lập hóa đơn chứng từ.

Việc không có hóa đơn đầu ra sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về hóa đơn chứng từ và kê khai thuế.

Trên thực tế thì công ty không có hóa đơn đầu ra ở nhiều trường hợp được cho là hợp lệ và không bị phạt. Những trường hợp không phải lập hóa đơn được quy định gồm:

Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Trường hợp này người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Hàng hóa được xuất kho nhưng luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa đơn.

Như vậy, ngoài 2 trường hợp nêu trên thì tất cả các trường hợp còn lại Công ty, sẽ phải lập hóa đơn đầu ra theo quy định. Các hóa đơn sẽ được dùng làm căn cứ để kê khai thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Đối với Công ty không lập hóa đơn đầu ra vi phạm quy định về hóa đơn, chứng từ sẽ bị xử phạt theo quy định. Cụ thể:

Căn cứ theo Điều 24, Nghị định 125/2020 NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng: 

+ Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

+ Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

>> Tham khảo: Hướng dẫn quản lý hóa đơn đầu vào hiệu quả, đúng quy định.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:

+ Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định (trừ hành vi quy định ở trên).

Kết luận

Để nhận tư vấn về hóa đơn điện tử và phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét